Việt Nam là đất nước giàu truyền thống và văn hóa đa dạng được nuôi dưỡng qua bao thế hệ. Trải qua thăng trầm của thời gian, biến cố của lịch sử, sự đổi thay của đất nước, nền văn hóa Việt Nam vẫn luôn nguyên vẹn. Để thêm yêu và thêm hiểu về văn hóa Việt, hãy cùng Cao đẳng Ngoại ngữ và Công nghệ Hà Nội tìm đọc 5 cuốn sách dưới đây.
Nội dung bài viết
Việt Nam phong tục
Cuốn sách là minh chứng sống cho văn hóa của người Việt xưa xuyên suốt chiều dài lịch sử. Nó hàm chứa lượng lớn giá trị hữu ích về các phong tục, truyền thống, các nề nếp, thói quen cũ của người Việt xưa ở những thế kỷ trước
Việt Nam phong tục là cuốn sách được Phan Kế Bính thể hiện rất chi tiết từng mảnh ghép nhỏ về cuộc sống của người Việt. Đi từ những điều nhỏ nhặt nhất là những phong tục gia tộc cho đến bức tranh tổng thể, bao quát là phong tục làng xóm, phong tục xã hội thời bấy giờ.
Thông qua ngòi bút sáng tạo của mình, Phan Kế Bính đã miêu tả chi tiết những cái hay, cái dở của tập quán cũ đan xen vào đó là cách người Việt nhìn nhận về những mối quan hệ xung quanh.
Cuốn sách được viết vào thời điểm đất nước đứng trước hàng loạt các sự đổi thay, xáo trộn vậy nên có nhiều phong tục của người Việt đề cập trong cuốn “Việt Nam phong tục” đã biến mất nhưng chúng vẫn còn dư âm phảng phất và ảnh hưởng đến ngày nay.
Đây được đánh giá là cuốn sách hay, thể hiện lập trường yêu ghét rõ ràng của tác giả về những truyền thống, tập quán xưa cũ của người Việt. Qua đó góp phần giúp các bạn trẻ hiểu thêm về văn hóa dân tộc và thêm yêu, thêm trân trọng, thêm tự hào truyền thống của dân tộc Việt.
Văn hóa vùng và phân vùng văn hóa Việt Nam
Đây là một kiệt tác và là tâm huyết làm nghề của tác giả Ngô Đức Thịnh gửi gắm tới người đọc khi cho ra đời và xuất bản cuốn sách “Văn hóa vùng và phân vùng văn hóa Việt Nam”. Là một “công trình thế kỷ” với độ dày lên đếm gần 600 trang.
Cuốn sách đã và đang trở thành cuốn sách hay nhất về chủ đề văn hóa, truyền thống dân tộc Việt. Là một đóng góp quan trọng đối với sự nghiệp nghiên cứu và phát triển văn hóa dân tộc trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Với khối lượng nội dung lớn, để tránh bị ngợp và tràn nan gây khó khăn cho người đọc. Tác giả Ngô Đức Thịnh đã chia cuốn sách thành 3 phần:
Phần 1- Một số vấn đề lý luận và phương pháp nghiên cứu văn hóa: chủ yếu xoay quanh các khái niệm, trường phái và học thuyết về văn hóa giúp người đọc hiểu được các định nghĩa cơ bản và có thể nắm sơ qua một số học thuyết về văn hóa để làm cơ sở cho việc đọc và hiểu các phần sau.
Phần 2 – Về tộc người và văn hóa tộc người: đây là phần quan trọng nhất của cuốn sách, tác giả tập trung khai thác toàn bộ nét đặc trưng về văn hóa của các vùng dân tộc của Việt Nam qua rất nhiều các khía cạnh để làm nổi bật nên sự đa dạng về văn hóa các dân tộc
Phần 3 – Một số vấn đề về văn hóa Việt Nam: nhìn nhận văn hóa theo một tổng thể gồm nhiều yếu tố như văn hóa tộc người và văn hóa đất nước, vùng và phân vùng văn hóa, trang phục, bản sắc văn hóa dân tộc, dòng họ, văn hóa gia đình…
Xem thêm: Tổng quan về ngành Hướng dẫn du lịch tại đây
Đi tìm bản sắc tiếng Việt
Đi tìm bản sắc tiếng Việt là cuốn sách thể hiện rõ nhất và cụ thể nhất về vẻ đẹp và sắc thái đặc trưng của tiếng Việt – ngôn ngữ mẹ đẻ của dân tộc Việt Nam. Sách được chia làm 3 phần:
- Phần đầu liệt kê những hiện tượng ngôn ngữ đặc trưng của tiếng Việt như từ vựng về thiên nhiên, tính ẩn dụ, phương ngữ
- Phần hai phân tích ngôn ngữ báo chí
- Phần ba là một lát cắt nhỏ của ngôn ngữ văn học, thi ca.
Lướt qua mỗi chương, người đọc sẽ bất ngờ bởi hàng loạt chi tiết “nhỏ mà có võ”, qua từng trang sách sẽ hình dung ra được ngôn ngữ ta sử dụng hằng ngày đều là một phần của thứ gì đó lớn hơn.
Với ngôn ngữ viết khá dễ đọc và dễ hiểu ở các chương 1 và chương 3. Tuy nhiên, chương 2 – ngôn ngữ báo chí sẽ hơi khó tiếp cận vì có nhiều kiến thức và ngôn ngữ chuyên ngành. Để không “đứng hình” trước các từ vựng lạ như trừu xuất, phân suất, tĩnh thái, tầng nghĩa khúc xạ, có lẽ người đọc nên tra cứu thêm để hiểu trọn vẹn ý của tác giả.
Xem thêm: Du lịch Hà Nội nên ghé thăm đâu tại đây
Ngàn năm áo mũ
Ngàn năm áo mũ là một công trình đầy táo bạo của nhà nghiên cứu trẻ Trần Quang Đức. Sách mở ra bức tranh về cổ phục Việt trong khoảng 1000 năm, từ thời Lý đến cuối thời Nguyễn (1009-1945). Mỗi triều đại, tác giả khảo luận 4 loại phục trang: hoàng đế, bá quan, quân đội và dân gian.
Đọc sách để thấy, dẫu trải qua hơn nghìn năm Bắc thuộc và bị ảnh hưởng bởi nền văn hóa Trung Hoa, dân tộc Việt vẫn gìn giữ được bản sắc riêng và biết cách cài cắm những giá trị đó lên phục trang, áo mũ của mình.
Tiếng Việt, văn Việt, người Việt
Trong giao tiếp, có những hiện tượng vì quá quen thuộc mà chúng ta, người bản ngữ không bao giờ đặt câu hỏi vì sao. Nhưng qua cái nhìn của Cao Xuân Hạo mọi thứ đều trở nên rất ngạc nhiên, mọi vấn đề đều bàn luận, mổ xẻ và chất chứa nhiều điều thú vị.
Trong Tiếng Việt, văn Việt, người Việt, những đề tài về tiếng Việt, văn hóa và tính cách người Việt được kể đan xen với câu chuyện cá nhân của tác giả, nhờ đó người đọc dễ nắm bắt mạch tư duy hơn.
Cao Xuân Hạo, giống với Phan Kế Bính, là một học giả uyên bác và có cá tính mạnh. Những phát ngôn của ông rất rõ ràng, dứt khoát, rất ít khi trung hòa hoặc đi theo dòng chảy của số đông. Bày tỏ thái độ yêu thích rõ ràng và thể hiện quan điểm rất chín chắn
Hướng đi của sách được tiếp cận, bàn luận một cách ngẫu hứng hơn, nội dung được trình bày bằng văn phong dễ hiểu. Cuốn sách không bắt người đọc phải tuân theo kiến thức đã đề ra mà sẽ giúp gợi mở những luồng suy nghĩ mới. Từ đó thêm hiểu hơn về tiếng Việt về văn hóa Việt Nam mà ông cha ta gây dựng qua ngàn năm.
Xem thêm: Tìm hiểu về ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành tại đây