Tết cổ truyền ở Trung Quốc và Việt Nam có những nét khá giống nhau. Cùng với đó là những nét văn hóa riêng cho phù hợp thuần phong mỹ tục, hướng đến những điều tốt đẹp nhất của từng đất nước. Hãy cùng Cao đẳng Ngoại ngữ và Công nghệ Hà Nội khám phá những nét khác biệt đó qua bài viết.
Nội dung bài viết
Những điểm giống nhau
Việt Nam và Trung Quốc là hai quốc gia có khá nhiều điểm tương đồng về ngày Tết cổ truyền. Đây đều là một trong những ngày lễ có ý nghĩa quan trọng nhất trong năm. Nó đánh dấu sự kết thúc trong năm cũ và chào đón năm mới cùng những điều tốt đẹp nhất.
Đồng thời, đây cũng là dịp mọi người trở về nhà sau một năm bôn ba tứ phương, sum vầy cùng gia đình, bạn bè và những người thân. Là dịp gửi cho nhau những lời chúc yêu thương, tình cảm đong đầy nhất và xí xóa đi những hiểu nhầm, những chuyện không vui đã xảy ra trong năm cũ.
Ngày Tết cổ truyền cũng là dịp màu đỏ được lên ngôi khi đây được coi là màu sắc tượng trưng cho sự sung túc, đủ đầy và may mắn. Mỗi dịp tết đến xuân về, người dân hai nước lại trang trí nhà cửa bằng những vật dụng có màu đỏ như đèn lồng, tranh câu đối, quạt nan,… với mong muốn một năm thật nhiều may mắn, tài lộc và sức khỏe.
Thời khắc có ý nghĩa quan trọng nhất trong dịp Tết của hai quốc gia Việt Nam và Trung Quốc đó chính là khoảnh khắc đêm giao thừa và sáng mùng 1 Tết. Là dịp mà mọi thành viên trong gia đình quây quần sum vầy dâng cúng cho bàn thờ gia tiên mâm cơm thịnh soạn một cách thành kính nhất.
Xem thêm: Sự khác biệt giữa tết cổ truyền của Việt Nam và Hàn Quốc tại đây
Những điểm khác biệt Tết ở Việt Nam và Trung Quốc
Tên gọi và thời gian ăn Tết
Nếu Tết Nguyên Đán là tên gọi ngày Tết ở Việt Nam thì Tết Xuân Tiết mới là tên ngày Tết của Trung Hoa. Cùng dùng chung cuốn lịch âm bộ lịch dựa theo chu kỳ tuần trăng nhưng hai quốc gia có sự khác biệt rõ rệt về thời gian ăn Tết.
Nước ta bắt đầu vui Tết và chuẩn bị đón Tết cổ truyền từ ngày tiễn ông Công, ông Táo (tức ngày 23 tháng Chạp) đến ngày mùng 7 tháng Giêng trong khoảng 15 ngày. Trong khi đó, người Trung Quốc lại có cái Tết rất dài trong khoảng 40 ngày từ mùng 8 tháng Chạp đến 15 tháng Giêng.
Về nguồn gốc
Theo truyền thuyết Trung Hoa, mỗi dịp đầu năm mới họ đều bị con Niên thú quái vật tấn công, ra sức quấy phá hoa cỏ mùa màng, bắt và ăn thịt nhiều loại gia súc thậm chí là cả những đứa trẻ con trong làng.
Để chúng bớt phá hoại, quậy phá người dân trong làng thường để đồ ăn trước cổng nhà để hi vọng quái vật và yêu quái được ăn no nê sẽ bớt hoành hoành.
Nhưng điều đó, không hề có tác dụng gì. Cho đến một ngày, khi người dân trong làng chứng kiến con Niên thú đó sợ hãi và chạy trốn trước đứa trẻ mặc đồ đỏ. Họ hiểu rằng, màu đỏ chính là màu con quái vật hung dữ này khiếp sợ.
Kể từ đó, trong ngày đầu năm mới trong dịp Tết cổ truyền, những thứ màu đỏ như lồng đèn đỏ, giấy pháo đỏ, dán giấy đỏ và mặc đồ đỏ… đều được người dân Trung Hoa lựa chọn để trang trí.
Tết của người Việt thì chân thực và đơn giản hơn. Đây là dịp để mọi người ăn mừng cho mùa thu hoạch trước và chào đón mùa cây trồng mới bội thu. Xuất phát từ “sự vui mừng hạnh phúc khi một mùa lúa bội thu được thu hoạch sau một năm vất vả gieo trồng và mừng mùa vụ mới”.
Tết là dịp để mọi người nghỉ ngơi, cùng trở về nhà đoàn tụ gia đình, người thân và dành cho nhau những lời chúc tốt đẹp nhất cho năm mới vạn sự như ý. Tết cổ truyền cũng là dịp để ăn mừng chiến thắng một vụ mùa bội thu và mong ước năm sau nhiều thành công hơn nữa.
Xem thêm: Người Trung Quốc ăn gì vào dịp Tết tại đây
Phong tục trong ngày Tết
Người Việt Nam ta có rất nhiều phong tục chứa nét văn hóa đặc sắc rất riêng như: tiễn ông Công ông Táo về chầu Trời (23 tháng Chạp). Tiếp sau đó là những ngày gói bánh tét ở miền Nam và bánh chưng ở miền Bắc, thắp hương mộ gia tiên, chuẩn bị mâm ngũ quả, thắp hương trên bàn thờ gia tiên, xông đất, hái lộc, xin chữ đầu năm, du xuân,…
Đây đều là những nét đẹp ghim sâu vào tiềm thức của mỗi người dân Việt trong dịp Tết cổ truyền. Và đặc biệt đi lễ chùa đầu năm được coi là một trong những nét đẹp văn hóa tâm linh người Việt.
Đầu năm, mọi người thường đi chùa để cầu mong cho một năm mới hạnh phúc, may mắn đồng thời điều đó còn thể hiện tấm lòng thành kính của bản thân với Đức Phật, Tổ tiên. Đi chùa để cầu phúc, cầu bình an, mong một năm vạn sự như ý, mọi sự hanh thông.
Khác với Việt Nam, ở Trung Quốc, họ có phong tục treo hoặc dán chữ “phúc” ngược có nghĩa là “phúc đáo” trước các khu vực của cửa nhà. Bởi trong phát âm tiếng Trung “Phúc đáo” mang nghĩa là “Phúc đến” để cầu chúc năm mới nhiều tài lộc và hạnh phúc. Họ còn tổ chức múa lân, múa sư tử, đốt pháo tạo nên bầu không khí náo nhiệt, rộn ràng.
Xem thêm: Ý nghĩa mâm ngũ quả ngày Tết tại đây
Thú vui chơi cây cảnh ngày Tết
Bộ ba “Đào – Mai – Quất” là nhóm cây cảnh người Việt rất thích trưng bày trong những ngày Tết. Đào, quất là những loại cây không thể thiếu trong dịp Tết của người miền Bắc, còn mai là loài cây không thể thiếu vào ngày tết của người miền Nam.
Ngay từ trước tết, muôn nẻo phố phường đã bày bán rất nhiều Đào – Mai – Quất để người dân có thể lựa chọn và chơi Tết sớm. Ngoài ra các loài hoa đặc trưng ngày tết cũng được người Việt mua về để trưng và chơi tết với đa dạng sắc màu, kiểu dáng, góp phần tô điểm bức tranh xuân thêm rực rỡ.
Trong khi đó người Trung Quốc lại ưa chuộng bộ tứ “Mơ – Thủy Tiên – Quất – Cà tím”. Mỗi loài hoa đều mang những vẻ đẹp và ý nghĩa khác nhau nhưng đều tượng trưng có sự sung túc, tài lộc, an yên và hạnh phúc.
Văn hóa ẩm thực trong ngày Tết
Tết cổ truyền của người Việt Nam không thể thiếu sự xuất hiện của các món ăn quen thuộc như bánh chưng, bánh tét, mứt tết, củ hành, giò lụa, …Đây là những món ăn đặc trưng của người Việt không thể thiếu trong mâm cơm ngày Tết.
Với ngày Tết truyền thống của Trung Hoa, các món ăn như bánh củ cải, sủi cảo, …rất được người dân ở quốc gia này ưa chuộng không chỉ bởi hương vị mà còn bởi những ý nghĩa riêng biệt của từng món ăn mang lại.
Xem thêm: Các món ăn truyền thống trong ngày Tết của người Việt tại đây