Sự khác biệt giữa Tết ở Việt Nam và Hàn Quốc

Hàn Quốc và Việt Nam là hai quốc gia thuộc châu Á có mối quan hệ mật thiết và gắn bó với nhau. Ngoài hợp tác sâu rộng trong lĩnh vực kinh tế, văn hóa của hai quốc gia này cũng có khá nhiều nét tương đồng đặc biệt là tết cổ truyền. Tuy nhiên, cũng có những nét khác biệt mang đặc trưng của mỗi quốc gia. 

Tên gọi

Đặc điểm đầu tiên dễ phân biệt nhất đó chính là về tên gọi. Tên gọi ngày Tết cổ truyền ở Việt Nam và Hàn Quốc khác nhau như thế nào? Tết Nguyên Đán là tên gọi ngày Tết của người Việt Nam, còn Tết Hàn Quốc được gọi là Seollal.

Theo phiên âm của chữ Hán – Việt thì “Tết” theo chữ Hán là tiết, “nguyên” theo chữ Hán sẽ là sự khởi đầu và “đán” là buổi sáng sớm. Do đó, cách đọc đúng nhất phiên theo âm chữ Hán Việt là Tết Nguyên đán được xem là thời điểm thể hiện cho sự giao thoa giữa trời đất, thần linh với con người, tạm biệt năm cũ và đón chào năm mới bình an, may mắn và phát đạt. 

Sự khác biệt giữa tết ở Việt Nam và Hàn Quốc
Sự khác biệt giữa tết ở Việt Nam và Hàn Quốc

Với Hàn Quốc, “Seol (설)” bắt nguồn từ 낯설, có nghĩa là khác lạ Vì vậy chúng ta có thể hiểu Seollal (설날) theo nghĩa là sự lạ lẫm của năm mới hay ngày lạ lẫm.

Nói cách khác, Seollal còn là thời khắc chuyển giao từ năm cũ sang năm mới. Nó vẫn còn nhiều dư âm của cái cũ xen lẫn cái mới nên cảm giác rất lạ lẫm.

Đối với người Hàn Quốc, Seollal có một ý nghĩa đặc biệt, không chỉ là ngày đánh dấu sự khởi đầu của năm mới. Đây là dịp để người Hàn Quốc đoàn tụ với gia đình, tưởng nhớ và tỏ lòng thành kính với ông bà, tổ tiên

Có thể thấy rằng dẫu có sự khác nhau về tên gọi của ngày tết cổ truyền hai nước nhưng Tết Nguyên Đán hay Seollal đều mang ý nghĩa là khoảnh khắc đón chào năm mới với mong muốn nhiều điều tốt đẹp.

Xem thêm: Sự độc đáo của tiếng Hàn Quốc tại đây

Thời gian

Người Việt Nam thường đón Tết từ lễ Táo công vào ngày 23 tháng Chạp đến mùng 7 tháng Giêng. Thời gian đón Tết khá dài với đa dạng các hoạt động từ việc tiễn đưa ông công ông táo về trời cho đến các công việc chuẩn bị dọn dẹp và trang trí nhà cửa đón chào năm mới. Tiếp đó, chính là khoảnh khắc tất niên gia đình đoàn tụ và cùng nhau chào đón khoảnh khắc Giao thừa – chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. 

Cùng với đó là hoạt động chúc tết vào ngày mùng 1 và các hoạt động du xuân, xin chữ đầu năm, lễ chùa cho đến khi hết kỳ nghỉ lễ Tết cổ truyền. 

Người Việt thường chuẩn bị đón Tết từ khá sớm
Người Việt thường chuẩn bị đón Tết từ khá sớm

Thời gian nghỉ lễ và đón tết của người Việt kéo dài khá lâu. Trong khi đó, dịp Tết cổ truyền của người Hàn Quốc chỉ kéo dài trong vòng 3 ngày, bắt đầu từ ngày cuối cùng của năm cũ cho đến hết ngày mùng 2 Tết. Cũng bao gồm các hoạt động tương tự như Tết của người Việt đó là trang trí nhà cửa, lễ gia tiên, tất niên và đón Tết bên gia đình. 

Phong tục

Ở Việt Nam, người dân rộn ràng đón Tết Nguyên đán với nhiều phong tục truyền thống, nhằm cầu mong hạnh phúc, bình an và may mắn. Đối với người Việt, giao thừa là thời khắc quan trọng. Người Việt sẽ chuẩn bị hai mâm lễ cúng ngoài sân trong gia tiên trong khoảnh khắc chuyển giao giữa năm cũ sang mới.

Mâm lễ cúng giao thừa ở ngoài trời sẽ dành cho các vị thần còn mâm lễ ở trong nhà là để cúng bái tổ tiên. Ngoài ra, vào ngày Tết cổ truyền của người dân Việt Nam còn có các phong tục đặc trưng như: gói bánh chưng, bánh tét, chuẩn bị mâm ngũ quả, trồng cây nêu, xông đất, chúc Tết, hóa vàng, du xuân,…

Đây đều là những nét đẹp văn hóa dân gian được lưu truyền từ đời này qua đời khác và được thế hệ con cháu trân trọng, là nét truyền thống đặc trưng trong dịp Tết nguyên đán của người Việt. 

Đa dạng nét đẹp văn hóa trong Ngày Seollal
Đa dạng nét đẹp văn hóa trong Ngày Seollal

Tại Hàn Quốc, người dân thường đốt những thanh tre trước thềm năm mới nhằm xua đuổi tà ma. Đồng thời, hành động này còn được coi là xua đuổi những điều xui xẻo của năm cũ, đón chào một năm mới nhiều may mắn.

Đặc biệt, trong đêm giao thừa, người dân xứ sở kim chi sẽ thức suốt đêm. Vì theo truyền thuyết, nếu ngủ sáng hôm sau lông mi sẽ bạc trắng và đầu óc thiếu minh mẫn. Các hoạt động khác trong Tết cổ truyền của người Hàn có thể kể đến như biếu quà người thân trước Tết, chơi Yutnori, nghi lễ Charye, treo xẻng lộc, nhảy bập bênh, mặc Hanbok,…

Đầu năm mới, trẻ em Việt Nam và Hàn Quốc đều được nhận tiền mừng tuổi từ ông bà, cha mẹ trong một phong bì nhỏ. Ở Việt Nam gọi là “lì xì” còn tại Hàn Quốc là “Sebaetdon”.

Xem thêm: Ẩm thực Nhật Bản có gì tại đây 

Món ăn ngày Tết

Vào ngày Tết cổ truyền, gia đình Việt Nam và Hàn Quốc đều quây quần bên nhau, cùng thưởng thức những món ăn truyền thống. Mâm cỗ đầu năm mới được chuẩn bị chu đáo, đa dạng các món. Tuy nhiên, ẩm thực ngày Tết của Việt Nam và Hàn Quốc có sự khác nhau về các món ăn truyền thống đặc trưng riêng.

Mâm cơm ngày Tết Nguyên đán ở Việt Nam luôn được chuẩn bị thịnh soạn, đầy đủ các món mặn, chay, nước, khô và cả tráng miệng. Người Việt quan niệm rằng Tết no đủ thì năm mới sẽ phát tài, phát lộc và bình an.

Các món ăn đặc trưng thường có vào dịp Tết của người Việt đó là xôi, bánh chưng, gà luộc, nem rán, giò, canh măng, dưa hành, …

Còn với đất nước Hàn Quốc, mâm cúng khá cầu kỳ. Người dân Hàn Quốc tin rằng đồ thờ cúng thơm ngon và trình bày đẹp là thể hiện sự tôn kính với ông bà, tổ tiên. Do đó, họ chuẩn bị đồ cúng rất kỹ càng.

Người Hàn thường rất cầu kỳ trong mâm cơm cúng gia tiên
Người Hàn thường rất cầu kỳ trong mâm cơm cúng gia tiên

Có khoảng 20 món ăn khác nhau như rau rừng, sườn om, miến trộn, há cảo… được bày trên bàn thờ. Đặc biệt, canh bánh gạo Tteokguk là món ăn không thể thiếu vào dịp Tết cổ truyền đầu năm của người Hàn, tượng trưng cho sự giàu có và thịnh vượng. 

Xem thêm: Món ăn cổ truyền trong mâm cơm ngày Tết nguyên đán tại đây

Kết luận

Có thể thấy rằng có rất nhiều sự khác biệt về ngày Tết và phong tục đón Tết của người dân Việt Nam và Hàn Quốc. Dẫu khác nhau về tên gọi, thời gian hay những món ăn đặc trưng mang hương vị quen thuộc của hai nước thì Ngày Tết cổ truyền vẫn là ngày lễ lớn, ý nghĩa, là dấu mốc chuyển giao và là dịp để mọi người quây quần bên gia đình, bày tỏ lòng thành kính với ông bà, tổ tiên. 

Ngày nay dưới sự giao thoa và hội nhập văn hóa, có rất nhiều yếu tố đã được du nhập và thay đổi để phù hợp với sự phát triển chung của nhân loại nhưng những nét đẹp truyền thống về ngày tết luôn được hai nước bảo tồn và phát triển bền vững.

Tết chính là nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt Nam
Tết chính là nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt Nam

Để hiểu thêm về văn hóa, phong tục tập quán và các giá trị truyền thống của người Hàn Quốc hay có cơ hội được học tập và làm việc tại Hàn Quốc. Việc biết và thành thạo tiếng Hàn là điều quan trọng nhất. 

Nếu đang có dự định học và tìm hiểu về ngôn ngữ này, người học có thể tham khảo và lựa chọn tìm hiểu, theo học ngành tiếng hàn quốc hệ cao đẳng chính quy tại Cao đẳng Ngoại ngữ và Công nghệ Hà Nội (FTC).

Đây là chương trình học rất phù hợp với đối tượng các bạn đã tốt nghiệp THPT và có mong muốn theo đuổi và phát triển sự nghiệp thông qua tiếng Hàn Quốc. Chỉ với 3 năm cùng tấm bằng cao đẳng chính quy, người học có thể dễ dàng làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Cơ hội du học Hàn hoặc học liên thông lên Đại học trong nước cũng vô cùng rộng mở.

Xem thêm: Giới thiệu ngành tiếng Hàn tại FTC tại đây