Việc bắt đầu trên nấc thang sự nghiệp của mỗi ngành nghề đều sẽ có những khó khăn đặc thù đòi hỏi phải có sự cố gắng, kiên trì để đạt được đỉnh cao nhất. Và để trở thành đầu bếp chuyên nghiệp cũng vậy, cần phải vươn lên và phấn đấu cả đời để có thể đạt được tới đỉnh vinh quang.
Nội dung bài viết
Giai đoạn 1: Thích nghi với cuộc sống trong bếp
Đặc thù của nghề bếp là phải đi từ từ từng bước một từ xuất phát điểm thấp nhất và không được đốt cháy giai đoạn, bỏ qua bất kỳ nấc thang nào trong quá trình phát triển. Những công việc tưởng chừng như tầm thường, nhỏ nhặt, không đáng để làm như rửa chén, móc cống, …đều phải trải qua.
Thích nghi với cuộc sống trong bếp từ những điều nhỏ nhất, học hỏi từng điều một bởi khi với bắt đầu thích nghi với nghề bếp sẽ có rất nhiều bỡ ngỡ, mới lạ. Hãy làm quen và thích nghi với niềm đam mê, sự yêu thích và tinh thần ham học hỏi.
Đừng coi những việc đó là tầm thường, không đáng để làm, hãy quan sát và học hỏi nhiều hơn từ những người đồng nghiệp xung quanh. Khi đã thích nghi được với những khó khăn, vất vả của nghề bếp sẽ cảm thấy thêm yêu và gắn bó với nghề hơn.
Xem thêm: Bí quyết giữ gìn vệ sinh nhà bếp sạch sẽ tại đây
Giai đoạn 2: Chuyển tiếp
Chuyển từ giai đoạn thích nghi sang vị trí phụ bếp là một bước chuyển lớn với nghề bếp. Lúc này, các kỹ năng và kiến thức đã bắt đầu tăng lên đòi hỏi sự tập trung và thái độ học tập nghiêm túc
Học và làm quen với kỹ năng dùng dao, các kiến thức về nguyên liệu, cách sử dụng các thiết bị nhà bếp, các kỹ thuật sơ chế, chế biến cơ bản, ….Đây là những điều một người đầu bếp cần nắm vững và là những kỹ năng cơ bản nhất để học và rèn luyện lên những nấc thang cao hơn trong sự nghiệp.
Ở giai đoạn chuyển tiếp, tất cả các kiến thức, kỹ năng và thái độ của một người phụ bếp cần phải nắm và thực hiện thật tốt. Bởi chỉ khi thể hiện tốt, người làm bếp mới có cơ hội tiến đến nấc thang cao hơn trong chặng đường dài trở thành đầu bếp chuyên nghiệp.
Giai đoạn 3: Kỹ năng nền tảng
Từ vị trí phụ bếp, bắt đầu chuyển đến một vị trí quan trọng hơn trong nhà bếp đó chính là vị trí đầu bếp. Đây là vị trí mà rất nhiều bạn trẻ mong muốn có thể đạt được. Tốc độ và hiệu quả là hai yêu cầu cần có ở mỗi đầu bếp để trở nên chuyên nghiệp.
Bởi lẽ, điều này sẽ giúp các đầu bếp khẳng định năng lực bản thân và trở thành nhân tố chủ chốt trong nhà bếp. Điều đó, sẽ giúp các đầu bếp có thể dễ dàng chạm tay đến nấc thang mang tên bếp phó và bếp trưởng trong tương lai.
Giai đoạn này rất quan trọng và cần tích lũy kinh nghiệm, bởi kinh nghiệm là điều cốt lõi để bản thân của những người đầu bếp có thể trưởng thành hơn mỗi ngày. Bên cạnh đó, ngoài những kỹ năng nấu nướng các kỹ năng, kiến thức nghề nghiệp khác như quản lý, vận hành bếp, đào tạo nhân sự, kiểm soát chi phí, dinh dưỡng, ….Những kiến thức này sẽ giúp cho các đầu bếp dễ dàng thăng tiến lên các vị trí bếp phó, bếp trưởng
Xem thêm: Cơ hội việc làm dành cho sinh viên nấu ăn tại đây
Giai đoạn 4: Trở thành người cố vấn, truyền cảm hứng
Khi đã đạt được các vị trí cao trong nhà bếp, lúc này người đầu bếp muốn hướng tới những vị trí cao hơn. Một trong những vị trí đó chính là người cố vấn. Ở giai đoạn này, đa số các đầu bếp đã tích lũy được rất nhiều kỹ năng, kiến thức, nghiệp vụ về nhà bếp và nấu nướng.
Họ rất thoải mái và mong muốn chia sẻ những kiến thức và trải nghiệm đó của mình đến nhân viên hoặc những người khác cùng yêu nghề bếp.
Trở thành người truyền cảm hứng chính là đỉnh cao trong sự nghiệp của người đầu bếp chuyên nghiệp. Sau hàng chục năm tích lũy kinh nghiệm và kiến thức mới có thể trở thành người truyền cảm hứng thực thụ
Bởi để truyền cảm hứng không chỉ dừng ở kiến thức mà còn là cách truyền đạt, câu chuyện về nghề, truyền đạt những kiến thức giá trị cho những thế hệ đầu bếp trẻ tiếp theo.
Dù ở bất cứ giai đoạn nào trong nấc thang danh giá của nghề đầu bếp thì họ đều phải không ngừng nỗ lực trau dồi kiến thức, tay nghề, tích lũy kinh nghiệm để có những bước đi thuận lợi và vững chắc hơn trên con đường này.
Học nấu ăn tại Cao đẳng FTC
Tại Cao đẳng Ngoại ngữ và Công nghệ Hà Nội (FTC) chương trình học ngành kỹ thuật chế biến món ăn được thiết kế theo hệ cao đẳng chính quy với thời gian đào tạo 3 năm. Người học được rèn luyện từ A đến Z các kỹ năng, nghiệp vụ, kinh nghiệm và thái độ của một đầu bếp với lộ trình bài bản, khoa học.
Sinh viên được đào tạo các kiến thức và kỹ năng về sơ chế thực phẩm, chế biến món Á, món Âu, kỹ thuật làm bánh, món tráng miệng, kỹ thuật pha chế, cách thức lên thực đơn đảm bảo dinh dưỡng và khoa học, ….
Đồng thời, ngoài việc được thực hành thường xuyên tại phòng thực hành, sinh viên ngành nấu ăn còn được tham gia thực tập thực tế tại các khách sạn, cơ sở kinh doanh ẩm thực hàng đầu hiện nay như Công ty TNHH Tinh hoa Ẩm thực, Khách sạn Intercontinental WestLake Hà Nội, Flamingo Cát Bà, …
Đặc biệt, sinh viên ngành Kỹ thuật chế biến món ăn tại Cao đẳng FTC còn được giảm 70% học phí toàn khóa theo Thông tư 05/2023/TT-BLĐTBXH do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội và Nghị định 81/2021/NĐ-CP ban hành ngày 27 tháng 8 năm 2021.
Chính bởi ưu đãi về học phí, cơ hội việc làm và chương trình học tập chất lượng, ngành học nấu ăn tại FTC luôn thu hút đông đảo số lượng thí sinh đăng ký và theo học, trở thành ngành nghề mũi nhọn tại FTC.
Hiện trường đang nhận hồ sơ xét tuyển sớm, xét tuyển 5 kỳ đối với thí sinh 2006. Để đăng ký xét tuyển, được tư vấn hướng nghiệp miễn phí và hướng dẫn xét tuyển nhanh chóng, thí sinh liên hệ hotline 0866 981 669 (cô Linh) để được hỗ trợ.
Xem thêm: Giới thiệu ngành kỹ thuật chế biến món ăn tại đây