Chương trình học ngành Luật – Mã ngành 6380101

Kiến thức về Pháp luật là bao la, để trở thành một người Luật sư, họ cần phải cố gắng nỗ lực rất nhiều và cần có một trí nhớ tốt để có thể nhồi nhét hết các kiến thức về đa dạng các lĩnh vực. Cùng tìm hiểu ngay các môn học đặc trưng trong chương trình đào tạo ngành Pháp luật tại Cao đẳng Ngoại ngữ và Công nghệ Hà Nội

Ngành Luật học gì?

Trở thành sinh viên ngành Luật tại Cao đẳng Ngoại ngữ và Công nghệ Hà Nội. Sinh viên có thời gian đào tạo hệ cao đẳng chính quy là 3 năm tương đương 6 kỳ. Trong đó thời lượng học lý thuyết và thực hành là 30 – 70. Mã ngành Luật hiện nay tại FTC đó là 6380101. Sinh viên cần ghi nhớ mã ngành này để thuận lợi cho việc đăng ký xét tuyển.

Đăng ký xét tuyển ngay với mã ngành 6380101
Đăng ký xét tuyển ngay với mã ngành 6380101

Với thời gian đào tạo 3 năm, người học được đào tạo các kiến thức về Luật gồm:

Luật Hiến pháp

Luật Hiến Pháp là môn học đầu tiên cần phải nắm được trong chương trình học ngành Luật. Luật Hiến pháp giúp sinh viên được nghiên cứu: sự ra đời và phát triển của Hiến pháp trong lịch sử; lịch sử lập hiến Việt Nam; chế độ chính trị của Nước Cộng hoà XHCN Việt Nam; chế độ kinh tế của Nước Cộng hoà XHCN Việt Nam; văn hoá, giáo dục, khoa học và công nghệ; chính sách đối ngoại, quốc phòng và an ninh; quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; chế độ bầu cử, quốc tịch, quốc kỳ, quốc ca của Nước Cộng hoà XHCN Việt Nam. Đồng thời cung cấp những kiến thức tổng quan về:

  • Bộ máy Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
  • Quốc hội Nước Cộng hoà XHCN Việt Nam;
  • Chủ tịch Nước Cộng hoà XHCN Việt Nam;
  • Chính phủ Nước Cộng hoà XHCN Việt Nam;
  • Hội đồng nhân dân; Uỷ ban nhân dân; Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân.

Luật Hành chính

Luật hành chính sinh viên sẽ học gì? Đó là các kiến thức luật hành chính và quản lý nhà nước bao gồm:

  • Các nguyên tắc cơ bản của quản lý hành chính nhà nước;
  • Hình thức và phương pháp quản lý hành chính nhà nước;
  • Thủ tục hành chính; quyết định hành chính;
  • Địa vị pháp lý hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước;
  • Địa vị pháp lý hành chính của cán bộ, công chức nhà nước;
  • Địa vị pháp lý hành chính của các tổ chức xã hội;
  • Địa vị pháp lý hành chính của công dân, người nước ngoài…
Luật Hành chính
Luật Hành chính

Luật Hình sự và Tố tụng hình sự

Luật Hình sự là môn học quan trọng trong chương trình học ngành Luật. Sinh viên luật cần nắm vững kiến thức về:

  • khái niệm, nhiệm vụ, nguyên tắc cơ bản của Luật hình sự,
  • khái niệm, cấu tạo và hiệu lực của đạo luật hình sự; tội phạm; cấu thành tội phạm; khách thể của tội phạm; mặt khách quan của tội phạm; chủ thể của tội phạm; mặt chủ quan của tội phạm;
  • các giai đoạn thực hiện tội phạm;
  • đồng phạm;
  • những tình tiết loại trừ tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi.

Đồng thời cũng được tìm hiểu về Khái niệm trách nhiệm hình sự; khái niệm và mục đích của hình phạt; hệ thống hình phạt và các biện pháp tư pháp khác; quyết định hình phạt; các chế định có liên quan đến chấp hành hình phạt; trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên phạm tội.

Bên cạnh đó cũng sẽ đào tạo chuyên sâu về cách thức khởi tố vụ án hình sự theo đúng quy trình: điều tra vụ án hình sự; truy tố; xét xử sơ thẩm, phúc thẩm; thi hành bản án và quyết định của Tòa án; xét lại bản án và quyết định đã có hiệu lực pháp luật

Các quy định trong Luật hình sự
Các quy định trong Luật hình sự

Luật Dân sự và tố tụng dân sự

Trong chương trình đào tạo ngành Luật, môn học Luật dân sự đề cập đến vấn đề chính liên quan đến tài sản và quyền sở hữu tài sản. Kết hợp với đó là các nội dung liên quan đến hợp đồng dân sự và trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

Luật Hôn nhân và gia đình

Luật hôn nhân và gia đình sẽ học về các các chế định cụ thể của Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam:

  • Kết hôn, hủy hôn trái pháp luật;
  • Quan hệ pháp luật giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ với con và các thành viên khác trong gia đình;
  • Quan hệ cấp dưỡng giữa các thành viên trong gia đình;
  • Chấm dứt hôn nhân;
  • Một số vấn đề về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài.
Luật Hôn nhân và Gia đình
Luật Hôn nhân và Gia đình

Luật Đất đai

Đề cập đến các vấn đề lý luận chung về sở hữu toàn dân đối với đất đai; các nguyên tắc cơ bản và chế độ quản lý nhà nước về đất đai trong điều kiện sở hữu toàn dân về đất đai; quyền sử dụng đất và địa vị pháp lý của người sử dụng đất; chế độ pháp lý của một số loại đất chuyên dụng: đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp và đất ở.

Luật Thương mại quốc tế

Môn học này được đưa vào chương trình học ngành Luật với những nội dung chính đó là:

  • Những vấn đề chung về luật thương mại quốc tế;
  • Các thiết chế của luật thương mại quốc;
  • Hợp đồng thương mại quốc tế;
  • Thanh toán quốc tế
  • Giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế