Sau quá trình đào tạo tại trường, sinh viên thường được yêu cầu tham gia thực tập tại các công ty phù hợp với chuyên ngành mà mình đã theo học. Đây là quá trình vô cùng quan trọng và có thể là cơ hội tìm kiếm được việc làm ưng ý nếu sinh viên biết cách nắm bắt. Để tham gia quá trình thực tập tại công ty, cần có một bản CV thực tập hoàn chỉnh gửi đến nhà tuyển dụng.
Nội dung bài viết
Phần tiêu đề của CV
Ngày nay, chúng ta thường sẽ gửi CV xin việc đến nhà tuyển dụng thông qua email. Vì vậy, việc đặt tiêu đề có file CV là điểm quan trọng cần lưu ý giúp nhà tuyển dụng không cần phải tìm kiếm từng file khi xem mail. Điều này thể hiện được sự chuyên nghiệp, chỉn chu và tinh tế, vậy nên cần lưu CV với định dạng đúng yêu cầu của công ty. Trong trường hợp không có yêu cầu đặc biệt nào từ công ty thì có thể đặt tiêu đề CV theo 1 trong 2 mẫu sau: CV _[HỌ TÊN]_[VỊ TRÍ ỨNG TUYỂN] hoặc CV _[VỊ TRÍ ỨNG TUYỂN]_[HỌ TÊN]
Phần thông tin cá nhân
Cũng giống như các mẫu CV khác, trong mục thông tin cá nhân của CV thực tập, cần liệt kê các thông tin cơ bản của mình để cung cấp cho nhà tuyển dụng như: họ tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ, điện thoại, email,…Những thông tin này giúp nhà tuyển dụng nắm được các thông tin cơ bản và có thể trao đổi, liên hệ khi tuyển dụng và phỏng vấn.
Phần mục tiêu nghề nghiệp
Đa số sinh viên sắp hoặc mới ra trường thường bị lúng túng khi viết mục tiêu nghề nghiệp. Bởi vì các bạn còn trẻ và chưa hoặc không có kinh nghiệm làm việc thực tế. Việc định hướng phát triển nghề nghiệp cụ thể của bản thân cũng chưa thực sự rõ ràng.
Vì vậy, thay vì tham khảo các mẫu CV có sẵn hoặc cố gắng liệt kê các mục tiêu vượt quá khả năng thì các bạn trẻ nên cho nhà tuyển dụng thấy được những mong muốn như sự học hỏi, phát triển bản thân, tìm kiếm cơ hội để thăng tiến hơn. Những điều này thể hiện được sự chân thành và ghi điểm với nhà tuyển dụng hơn.
Theo nhiều thống kê cho thấy, nhiều doanh nghiệp tuyển dụng thường có xu hướng ấn tượng và lựa chọn các ứng viên có định hướng và mục tiêu gắn liền với mục tiêu chung của doanh nghiệp đã đề ra. Vì vậy, cũng nên biết cách thể hiện mục tiêu của mình sao cho hợp lý, thể hiện cá nhân mình là một cá nhân tâm huyết, dồn sự nỗ lực để cống hiến cho sự phát triển chung của doanh nghiệp, nhưng không làm mờ nhạt đi cá tính và sự đặc biệt riêng của bản thân
Mục tiêu quá trình học tập
Khi liệt kê quá trình học tập của bản thân cần thể hiện rõ ràng và tuân theo trình tự mốc thời gian, với thứ tự ưu tiên là các sự kiện diễn ra gần nhất và lùi dần về sau.
Với cách trình bày này, người viết có thể dễ dàng liệt kê và quá trình học tập của mình không bị bỏ sót. Đồng thời, nhà tuyển dụng có thể nắm bắt nhanh chóng trình độ học vấn cao nhất ở thời điểm hiện tại. Thông quá đó có thể đưa ra những đánh giá khách quan và chính xác hơn.
Cách viết CV thực tập với mục quá trình học tập cần thể hiện được đầy đủ các thông tin như tên trường, chuyên ngành theo học, thời gian bắt đầu học tại trường, thời gian bắt đầu và thời điểm dự kiến sẽ tốt nghiệp. Nếu có khả năng học tập tốt và có thành tích cao trong học tập, có thể thêm vào số điểm hiện tại nhằm gây ấn tượng với nhà tuyển dụng.
Đặc biệt, nếu từng đạt được các chứng chỉ hoặc tham gia khóa học ngắn hạn thì hãy thể hiện trong bản CV của mình. Nên trình bày rõ ràng kèm thời gian chứng minh cụ thể sẽ giúp hỗ sơ thêm chân thực và phong phú, giúp thuyết phục nhà tuyển dụng dễ dàng hơn.
Kinh nghiệm làm việc
Thực tế, có nhiều sinh viên đã bắt đầu tìm kiếm cơ hội thực tập tại các công ty từ những năm 2 hoặc năm 3. Vì vậy, một số CV thực tập có thể sẽ có mục kinh nghiệm làm việc giống với CV của những người đã đi làm lâu năm.
Ở mục này, cần lưu ý trình bày kinh nghiệm làm theo dòng thời gian ngược, cần ưu tiên trình bày các kinh nghiệm ở vị trí gần với hiện tại nhất. Cần có sự chọn lọc các kinh nghiệm thực sự phù hợp với vị trí ứng tuyển tại công ty mà mình đang muốn thực tập.
Trong trường hợp, chưa từng đi làm thêm hoặc thực tập tại bất kỳ công ty nào thì ở mục này có thể liệt kê các hoạt động xã hội, tình nguyện mà bản thân đã tham gia trong quá trình học tập tại trường. Đồng thời rút ra các bài học hoặc kinh nghiệm có liên quan đến vị trí ứng tuyển. Điều này có thể không gây ấn tượng cho nhà tuyển dụng về kinh nghiệm làm việc nhưng thể hiện là người biết cách học hỏi và phát triển bản thân.
Xem thêm: Các công việc làm thêm sinh viên nên trải nghiệm tại đây
Kỹ năng
Kỹ năng cũng là một trong những yếu tố được nhà tuyển dụng rất quan tâm. Hiện nay, bên cạnh việc đào tạo trình độ chuyên môn, các trường đại học và cao đẳng đều có thêm các chương trình hoặc bài giảng nhằm hỗ trợ sinh viên phát triển thêm các kỹ năng mềm cần có trong công việc. Vì vậy, khi viết CV thực tập, nên liệt kê các kỹ năng vào CV của mình để thu hút hơn. Đặc biệt là chú trọng các kỹ năng liên quan đến việc làm đang ứng tuyển của mình. Cần cân nhắc và chọn lọc kỹ các kỹ năng phù hợp dựa trên những yêu cầu công việc mà nhà tuyển dụng đã cung cấp.
Với sự đầu tư này, cùng những tip hay mà Cao đẳng Ngoại ngữ và Công nghệ Hà Nội đã chia sẻ, mong rằng các bạn trẻ sẽ tạo được CV thực tập thật hoàn hảo. Bởi lẽ CV không chỉ thể hiện được sự nghiêm túc, chuyên nghiệp mà các nhà tuyển dụng còn có thể dựa vào đó để đánh giá chính xác mức độ phù hợp của bạn đối với công việc.
Xem thêm: Dự đoán các ngành nghề triển vọng tại đây