Gợi ý các địa điểm du xuân dịp Tết Nguyên Đán

Du xuân là hoạt động không thể thiếu trong dịp Tết Nguyên Đán của người dân Việt Nam. Các địa điểm du xuân đầu năm thường hướng đến đó là các đền chùa vừa để đi chiêm ngưỡng vừa để lễ chùa cầu may đầu năm. Hãy cùng Cao đẳng Ngoại ngữ và Công nghệ Hà Nội khám phá top 5 ngôi chùa nên lựa chọn trong chuyến du xuân dịp Tết qua bài viết dưới đây. 

Chùa Bái Đính – Ninh Bình

Chùa nằm trên vùng đất hội tụ đầy đủ các yếu tố địa linh nhân kiệt theo quan niệm dân gian Việt Nam. Đây là đất sinh Vua, sinh Thánh, sinh Thần. Quần thể chùa Bái Đính gồm có một khu chùa cổ và một khu chùa mới xây dựng từ năm 2003. Chùa nằm sừng sững trên sườn núi, thấp thoáng mặt hồ xanh ngắt và những ngọn núi đá.

Du xuân Tết nguyên Đán
Du xuân Tết Nguyên Đán

Với độ tuổi hơn 1000 năm, kiến trúc chùa mang đậm những nét đẹp cổ kín đặc trưng từ thời xa xưa. Mặc dù có sự xuất hiện của khu chùa mới, được thiết kế và xây dựng hoành tráng, đồ sộ nhưng vẫn hài hòa với bản sắc truyền thống.

Không chỉ là địa điểm sinh hoạt tôn giáo, chùa Bái Đính đã dần trở thành điểm du lịch sinh thái, tâm linh nổi tiếng. Nơi đây đã trở thành địa điểm du xuân dịp Tết thu hút hàng nghìn lượt ghé thăm của các du khách thập phương.

Chùa đã nhận được đến 8 kỷ lục Việt Nam và Châu Á như:

  • Chuông đồng lớn nhất Việt Nam;
  • Tượng Phật Thích Ca cao nhất nặng nhất châu Á;
  • Bộ tượng Tam thế bằng đồng dát vàng lớn nhất Việt Nam;
  • Tượng Phật Di Lặc bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á;
  • Chùa có hành lang La Hán lớn nhất Việt Nam;
  • Chùa có nhiều cây bồ đề nhất Việt Nam
Toàn cảnh khu văn hóa tâm linh núi chùa Bái Đính
Toàn cảnh khu văn hóa tâm linh núi chùa Bái Đính

Chùa Hương – Hà Nội

Lễ hội chùa Hương được coi là một trong những sự kiện tôn giáo lớn bậc nhất ở miền Bắc nước ta sau dịp Tết Nguyên Đán hàng năm. Thu hút hàng triệu Phật tử và du khách đến từ khắp nơi ghé thăm du Xuân dịp Tết.

Đầu xuân lên chùa đi lễ cầu bình an đã trở thành một trong những nét văn hóa truyền thống tiêu biểu của dân tộc Việt Nam. Mỗi dịp tết đến xuân về, người dân cả nước lại có dịp hành hương về với đất cửa phật, về với chùa Hương, vừa để lễ phật đầu năm, thanh tịnh tâm hồn, vừa để thả mình trong vẻ đẹp của núi non sông nước.

Khám phá Chùa Hương - Hành trình về miền linh thiêng đất Phật
Khám phá Chùa Hương – Hành trình về miền linh thiêng đất Phật

Cả quần thể kiến trúc chùa Hương nằm rải rác trong thung lũng suối Yến, gồm có chùa Ngoài, và chùa Trong.

Cùng với nét đẹp tâm linh, chùa Hương còn thu hút khách đến thăm bằng chính cảnh vật xung quanh mình. Con suối Yến quanh năm nước chảy đôi bờ cùng dòng nước trong vắt, cùng với hoa cỏ cây cối tươi tốt bốn mùa đã khiến nơi đây trở thành điểm vãn cảnh yêu thích của nhiều người mỗi dịp về với chùa Hương.

Xem thêm: Các hoạt động thực tế của sinh viên khoa du lịch tại đây

Chùa Tam Chúc – Hà Nam

Khu du lịch Tam Chúc có diện tích rộng lớn ước tính trên 500 ha là khu vực du lịch tâm linh lớn nhất tại Việt Nam hiện nay. Một số địa điểm thăm quan nổi bật du khách có thể ghé thăm trong chuyến du xuân dịp Tết của mình tại Quần thể khu du lịch Tam Chúc đó là:

Cổng tam quan: Khi đến chùa Tam Chúc có thể tham quan cổng tam quan ngoại và tam quan nội nơi có những kiến trúc kiên cố và Đồ sộ xổ số với hoa văn đặc sắc.

Khu vườn cột kinh: nơi đây bao gồm có 32 cột kinh khác nhau với kích thước đồ sộ có cân nặng lên tới 200t và được làm từ đá xanh thanh hóa. Đến đây sẽ được khám phá một không gian hùng vĩ và đầy ấn tượng.

Ngôi chùa lớn nhất thế giới
Ngôi chùa lớn nhất thế giới

Tam điện chùa Tam Chúc: Tại tam điện chùa có thể tham quan lễ Phật tại các điện như điện tam thế, điện Quan âm, điện pháp chủ,… Đây đều là nơi trưng bày những tượng Phật và bức phù điêu to lớn.

Đàn tế trời chùa Ngọc: Để đến được đàn tế trời này thì cần phải đi qua khu vực địa chính và đi bộ một đoạn khá xa. Ngôi chùa này được chế tác hoàn toàn từ đá granite đỏ nằm trên đỉnh núi vô cùng độc đáo.

Nhà khách Thủy Đình: Đây là nơi có thể tham quan nội thất, tranh ảnh về chùa, check in mua vé lên thuyền đi khám phá chùa Tam Chúc.

Chùa Yên Tử – Quảng Ninh

Một điểm dừng chân lý tưởng trong chuyến du xuân dịp Tết đầu năm đó chính là Chùa Yên Tử. Đây là nơi Phật Hoàng Trần Nhân Tông lựa chọn để tu hành sau khi truyền ngôi. Và đây cũng chính là nơi khai sinh ra phái Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử – dòng Phật giáo đặc trưng nổi tiếng tại Việt Nam.

Chùa sở hữu kiến trúc đậm chất Phật Giáo với nhiều chi tiết đặc trưng như cổng tam quan hai tầng tám mái uy nghiêm, mái chùa thì được lợp các tấm ngói vảy uốn cong hình đầu đao, cột chùa thì sử dụng chất liệu gỗ lim cứng cáp kết hợp với các phiến đá lớn bao quanh dưới chân.

Chùa Yên Tử - Địa danh tâm linh nức tiếng Quảng Ninh
Chùa Yên Tử – Địa danh tâm linh nức tiếng Quảng Ninh

Lễ hội chùa Yên Tử được tổ chức từ tháng tháng Giêng đến hết tháng 3 Âm Lịch hàng năm. Với lễ hội Yên Tử, đầu tiên sẽ là phần nghi lễ long trọng của người dân địa phương tại chân núi, tiếp theo là cuộc hành hương của người dân lên chùa Đồng – là nơi cao nhất Yên Tử. Đây chính là một trong những nét đẹp văn hóa của người dân nơi đây và thu hút rất nhiều du khách ghé thăm để chiêm ngưỡng trong hành trình du xuân dịp Tết.

Xem thêm: Xét tuyển cao đẳng quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành tại đây

Đền Hùng – Phú Thọ

Tìm về chốn linh thiêng cội nguồn của dân tộc. Với sự kết hợp tinh tế giữa kiến trúc độc đáo, những câu chuyện huyền thoại và giá trị tinh thần sâu sắc, Đền Hùng đã trở thành nơi thờ cúng linh thiêng và lưu giữ ký ức về nguồn gốc và sự hình thành của dân tộc Việt. 

Tọa lạc tại núi Nghĩa Lĩnh cao 175 mét, đền Hùng là một trong những điểm du lịch lịch sử và văn hóa nổi tiếng của Phú Thọ. Đền Hùng gắn liền với nguồn gốc và sự hình thành của dân tộc Việt Nam

Nơi đây sở hữu địa thế cao và hùng vĩ, nằm trong lòng một cảnh đẹp tự nhiên, đất trời hòa quyện tạo thành một không gian khí thiêng đầy sức mạnh và uy nghiêm. Lối kiến trúc gồm có:

Cổng đền: được xây dựng vào năm 1917. Với kiến trúc vòm cuốn, cổng cao 8,5m và có hai tầng với tám mái.

Đền Hạ: phải leo lên 225 bậc thang từ cổng. Theo truyền thuyết, Đền Hạ là nơi mẹ Âu Cơ sinh ra và bọc trăm trứng. Đây là một trong những câu chuyện huyền thoại liên quan đến nguồn gốc và hình thành của dân tộc Việt Nam. 

Đền Trung: phải leo thêm 168 bậc đá từ đền Hạ. Tương truyền, đền Trung là nơi các Vua Hùng cùng các Lạc hầu và Lạc tướng đi du ngoạn, thưởng ngoạn cảnh thiên nhiên và họp bàn việc nước.

Đền Thượng: đi tiếp qua 102 bậc đá để đến đền Thượng. Là ngôi đền có kiến trúc theo kiểu chữ Vương và được chia thành 4 cấp: nhà chuông trống, đại bái, tiền tế và hậu cung. Trong đó, đại bái, tiền tế và hậu cung được thiết kế nối liền nhau. 

Tìm về chốn linh thiêng cội nguồn của dân tộc
Tìm về chốn linh thiêng cội nguồn của dân tộc

Đền Giếng:  có tên chữ là Ngọc Tỉnh –  một công trình kiến trúc nổi tiếng nằm trong quần thể đền Hùng ở Phú Thọ. Đền Giếng được xây dựng vào thế kỷ XVIII theo hướng Đông Nam, và nổi bật với kiến trúc kiểu chữ công.

Đền Mẫu Âu Cơ: Nằm trong quần thể đền Hùng, đền Mẫu Âu Cơ được xem là nơi thờ cúng và tưởng nhớ mẹ Âu Cơ. Kiến trúc của đền Mẫu Âu Cơ được xây dựng theo kiểu chữ Đinh và đặt theo hướng Tây Nam.

Đền thờ Lạc Long Quân: Nằm trên đồi Sim, đền thờ Lạc Long Quân là một điểm đến quan trọng trong quần thể đền Hùng ở Phú Thọ. Đền thờ Lạc Long Quân có hình dáng giống một con rùa lớn, hai bên của đền được trang trí bằng các tượng Thanh Long và Bạch Hổ.

Đây chính là địa điểm du xuân dịp Tết lý tưởng dành cho các bạn trẻ, là dịp để bày tỏ lòng biết ơn và hướng về cội nguồn dân tộc. Đồng thời cũng là cách để hiểu thêm về truyền thống dựng nước, giữ nước của cha ông ta

Xem thêm: Xét tuyển Cao đẳng Hướng dẫn du lịch tại đây