Khám phá Tết Hàn Quốc – Seollal

Hàn Quốc là quốc gia mang nhiều nét đẹp đặc trưng văn hóa Châu Á trong đó tiêu biểu là Tết cổ truyền. Tết Hàn Quốc hay còn có tên gọi khác là Seollal là một dịp lễ truyền thống quan trọng của người dân xứ sở kim chi để tạm biệt năm cũ và chào đón năm mới với nhiều điều tốt đẹp, bình an. Cùng Cao đẳng FTC tìm hiểu về lễ Seollal qua bài viết. 

Ngày Tết cổ truyền của Hàn Quốc

Giống như nhiều quốc gia khác trong khu vực Châu Á, Hàn Quốc cũng lịch đón Tết Nguyên Đán theo Âm lịch. Tết Nguyên Đán Hàn Quốc hay còn gọi là Seollal diễn ra vào ngày 1/1 và kéo dài trong vòng 3 ngày, tính từ ngày Giao thừa.

“Seol (설)” xuất phát từ “낯설”, có nghĩa là “khác lạ”. Vì thế Tết Hàn Quốc – Seollal (설날) được hiểu theo nghĩa là “sự lạ lẫm trong năm mới” hay là “ngày lạ lẫm”. Nói cách khác, Seollal chính là một quá trình chuyển mình từ năm cũ sang năm mới. Là khoảnh khắc còn nhiều dư âm của cái cũ trộn với sự mới lạ của năm mới nên mang lại cảm giác rất lạ lẫm và khó tả. 

Tết cổ truyền của người Hàn Quốc - Seollal
Tết cổ truyền của người Hàn Quốc – Seollal

Đối với người Hàn Quốc, Seollal còn là dịp để người Hàn đoàn tụ cùng gia đình, tưởng nhớ và tỏ lòng thành kính với ông bà, tổ tiên. Là sự khởi đầu của một năm đầy hứa hẹn và hạnh phúc, bình an đang đón chờ phía trước.

Xem thêm: kính ngữ trong tiếng Hàn tại đây

Nghi lễ và hoạt động truyền thống ngày Tết Hàn Quốc 

Mâm cúng ngày Tết truyền thống

Tương tự như Việt Nam, nghi lễ thờ cúng luôn được Hàn Quốc coi trọng, là nét đẹp truyền thống trong văn hóa của người Hàn Quốc. Khác với Việt Nam mâm cúng vào ngày đầu năm mới của người Hàn thường có khoảng 20 món ăn khác nhau rất cầu kỳ và mang những ý nghĩa riêng. 

Không lộn xộn, việc sắp xếp các món ăn được bố trí rất rõ ràng và tuân thủ theo những nguyên tắc nhất định khi đặt dưới bài vị tổ tiên. Nguyên tắc sắp xếp đó là:

  • Hàng 1: Trái cây. Trái cây màu đỏ đặt ở phía Đông, màu trắng ở phía Tây
  • Hàng 2: Sikhye (rượu gạo) và các món làm từ rau củ
  • Hàng 3: Các loại canh. Canh cá đặt ở phía Đông, canh thịt bò đặt ở phía Tây
  • Hàng 4: Các món nướng, hấp hoặc các món bánh chiên. Món cá đặt ở phía Đông. Món thịt đặt ở phía Tây
  • Hàng 5: Cơm và canh. Cơm đặt ở bên trái, canh đặt bên phải, bánh gạo đặt bên trái của phía mặt bên phải
Mâm cúng ngày Tết của người Hàn Quốc
Mâm cúng ngày Tết của người Hàn Quốc

Charye (차례) – Lễ cúng gia tiên

Ngày đầu tiên trong dịp Tết của người Hàn Quốc sẽ bắt đầu bằng nghi lễ cúng gia tiên để tưởng niệm tổ tiên. Các gia đình sẽ bày biện những mâm cỗ đực chuẩn bị đầy đủ trước đó lên bàn thờ tổ tiên. 

Sau đó, tất cả các thành viên trong nhà sẽ cúi lạy trước bàn nghi lễ để tỏ lòng biết ơn và cầu nguyện cho gia đình sự bình yên, hạnh phúc. Đánh giá chung nghi lễ cúng gia tiên vào dịp tết Hàn Quốc khá giống với người Việt Nam. Đều thể hiện sự kính trọng, truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”.

Xem thêm: Sự độc đáo của tiếng Hàn tại đây 

Sebae (세배) – Nghi thức cúi lạy chào năm mới

Sebae có thể được xem là một nghi lễ quan trọng nhất và cũng rất độc đáo trong văn hóa người Hàn. Đây là nghi lễ chỉ ở xứ sở kim chi mới có. Trong nghi lễ Sebae, những người nhỏ tuổi trong nhà sẽ mặc Hanbok và hành lễ cúi lạy người lớn để thể hiện lòng thành kính, sự biết ơn và gửi lời chúc phúc đến người lớn trong dịp năm mới. 

Trẻ em cúi chào hành lễ người lớn và nhận lại lì xì phát lộc
Trẻ em cúi chào hành lễ người lớn và nhận lại lì xì phát lộc

Khi đã nhận được những lời chúc, người lớn sẽ đáp lại bằng việc gửi những lời chúc phúc đầu năm mới và phong bao lì xì phát lộc, mừng tuổi cho những đứa trẻ. Điều này giống với phong tục “lì xì” cho “con nít”  trong Tết Việt. “Sebae” không đơn thuần là bái lạy mà còn là một nghi thức quan trọng trong ngày Tết Hàn Quốc.

Nghi thức này thường được diễn ra vào ngày đầu tiên của năm mới và được lưu truyền qua các thế hệ qua hàng ngàn năm, là nét đẹp văn hóa của người Hàn.

Trang trí Tết Hàn Quốc bằng Bokjori (복조리)

Bok Jo Ri hay còn gọi là “xẻng lộc”, được các gia đình người Hàn sử dụng để trang trí trong dịp Tết. Bokjori được làm bằng rơm và treo ở trước cổng nhà. Người Hàn quan niệm rằng sở hữu “xẻng lộc” vào ngày mùng 1 càng sớm sẽ càng nhận được thêm nhiều tài lộc. Đây là một hình thức đón lộc vào nhà được người Hàn lưu truyền và trang trí vào dịp Tết. 

Bok jori mang rất nhiều ý nghĩa tốt lành với người dân Hàn Quốc. Không chỉ được treo trong dịp Tết, nó còn được dùng làm quà tặng với mong muốn mang đến những điều tốt lành, may mắn cho người sở hữu

Xem thêm: Tìm hiểu về nhóm ngành ngoại ngữ tại Cao đẳng FTC tại đây

Trang trí Tết bằng Bokjori với mong muốn nhiều tài lộc
Trang trí Tết bằng Bokjori với mong muốn nhiều tài lộc

Độc đáo tín ngưỡng dân gian trong ngày Tết Seollal

Đốt tre trước thềm năm mới

Người dân xứ sở kim chi có những phong tục truyền thống đón Tết Hàn Quốc rất đặc sắc để đón may, tránh rủi.

Vào buổi tối trước giao thừa, người Hàn Quốc thường tắm nước nóng để “tẩy trần”. Họ cũng dọn dẹp và trang trí nhà cửa rực rỡ đầy màu sắc.

Đặc biệt, người Hàn còn đốt những thanh tre nhỏ trước thềm năm mới nhằm xua đuổi tà ma và giấu giày của mình để không bị ma quỷ đánh cắp. Vì người Hàn Quốc tin rằng tiếng nổ của thanh tre sẽ làm cho ma quỷ khiếp sợ và bỏ chạy.

Không ngủ vào đêm giao thừa

Tết Hàn Quốc có nhiều tín ngưỡng dân gian độc đáo. Trong đó không thể bỏ qua tín ngưỡng không ngủ vào đêm giao thừa. Người Hàn Quốc quan niệm rằng nếu ngủ vào đêm giao thừa thì sẽ khiến lông mi bạc trắng và đầu óc thiếu minh mẫn vào sáng hôm sau. 

Văn hóa đón Tết cổ truyền của người Hàn
Văn hóa đón Tết cổ truyền của người Hàn

Mặc Hanbok vào dịp năm mới

Người Hàn mặc Hanbok và thực hiện các nghi lễ cúng bái tổ tiên, chơi các trò chơi dân gian trong dịp Tết cổ truyền. Theo truyền thống ngày Tết ở Hàn, ngay từ sáng sớm, nam giới trong gia đình sẽ mặc Hanbok mới và tụ họp trong từ đường để thực hiện trà lễ. 

Trong khi người phụ nữ trong gia đình cũng sẽ mặc Hanbok để để là mâm cơm cúng tổ tiên. Người lớn và trẻ em sẽ thường mặc các trang phục Hanbok nhiều màu sắc hơn. 

Xem thêm: Ngành tiếng Hàn Quốc – FTC tại đây