Để học tốt ngành Luật, kỹ năng đọc rất quan trọng. Vậy nên, cần phải rèn luyện kỹ năng này thường xuyên bằng việc tìm đọc đa dạng các cuốn sách về ngành và tự rút kinh nghiệm, kiến thức cho bản thân. Dưới đây, FTC xin giới thiệu đến bạn đọc top 6 cuốn sách hay ngành luật không nên bỏ qua.
Nội dung bài viết
Tinh thần pháp luật – Montesquieu
Tinh thần pháp luật là tuyệt tác triết học của Montesquieu, là một trong những tác phẩm vĩ đại trong lịch sử triết học chính trị và trong lịch sử luật học với gần 20 năm để nghiên cứu và cho ra đời cuốn sách này. Mục đích cuốn sách trình bày những vấn đề xoay quanh:
- Nguyên nhân quyết định nền pháp lý cho mỗi quốc gia
- Sự phù hợp cần thiết giữa luật lệ và chế độ cai trị của một nước
- Mối quan hệ giữa các luật lệ với nhau.
Trong khoa học luật hiện đại trên thế giới những người học Luật thường bắt đầu bằng việc đọc bộ đôi tác phẩm kinh điển: “Khế ước xã hội” của Rousseau và “Tinh thần pháp luật” của Montesquieu. Tư tưởng của hai tác giả được coi là bộ đôi khai sáng về quan điểm pháp lý, mở đường cho tư duy xã hội Pháp đi tới cuộc cách mạng tư sản 1789, bởi lẽ các tác giả của nó đã khiến cho dân Pháp kinh sợ sự độc tài, đồng thời khích lệ họ vươn tới khát vọng tự do, đạo đức và bình đẳng hướng tới xây dựng một xã hội công dân và nhà nước pháp quyền.
Ngày nay tư tưởng của các ông cùng những quan điểm luật pháp hiện đại phương Tây (Châu Âu và Châu Mỹ) vẫn đang dẫn dắt hàng tỷ người, hàng trăm dân tộc tiếp bước vào khát vọng tự do, dân chủ và thiêng liêng quyền của con người. Đây là cuốn sách hay ngành luật mà sinh viên không thể không bỏ qua.
Khế ước xã hội – Rousseau
Khế ước xã hội là một trong những tác phẩm quan trọng nhất trong thời kỳ Khai sáng, mở đường cho Cách mạng Pháp và Tuyên ngôn Nhân quyền Pháp năm 1789.Bộ sưu tập sách hay ngành luật này gồm bốn quyển. Cùng với “Tinh thần pháp luật”, hai cuốn sách này trở thành những tác phẩm bất hủ trong lĩnh vực Luật pháp.
Rousseau viết: “Cái mà con người mất đi khi chấp nhận khế ước xã hội là sự tự do thiên nhiên và sự vô giới hạn trong những việc anh ta muốn làm và những gì anh ta muốn giữ khi chiếm được; bù lại cái mà anh ta nhận được là sự tự do trong văn minh và quyền sở hữu chính đáng những gì mà anh ta có”.
“Người” có thẩm quyền làm ra luật để cai trị một cộng đồng lập nên bởi khế ước xã hội, theo Rousseau, không ai khác hơn là tất cả mọi người đồng trao quyền đó cho một con người nhân tạo gọi là “Hội đồng Tối cao” (sovereign) bao gồm tất cả mọi người; con người nhân tạo này khi được thành hình bởi khế ước xã hội có đời sống và ý chí riêng. Ý chí riêng của con người nhân tạo này là ý chí của cả tập thể, gọi là “ý chí tập thể” (general will) nhằm đạt tới cái tốt chung cho cả cộng đồng.
Từ điển Luật học
Với sự phát triển không ngừng của khoa học pháp lý Việt Nam, việc biên soạn, xuất bản Từ điển luật học là điều rất cần thiết. Đây được đánh giá là cuốn sách hay ngành luật bởi không chỉ có tác dụng tạo công cụ tra cứu, tìm hiểu phá luật nhanh chóng, tiện lợi và tin cậy đối với giới chuyên môn và cán bộ, nhân dân mà còn bảo tồn, ghi nhận những thành tựu của nền khoa học pháp lý cũng như thực tiễn xây dựng, áp dụng pháp luật Việt Nam.
Nhận thức được tầm quan trọng đó, từ năm 2002 – 2005, Viện khoa học pháp lý – Bộ Tư pháp, với sự hỗ trợ của tổ chức SIDA Thuỵ Điển đã tiến hành nghiên cứu, biên soạn cuốn ” Từ điển Luật Học” với sự tham gia của đông đảo các chuyên gia, nhà khoa học, giảng viên, cán bộ làm công tác thực tiễn.
Xem thêm: Các tố chất cần có của Luật sư tại đây
Đây là cuốn sách hay ngành luật được biên soạn công phu với gần 2.500 khái niệm, thuật ngữ luật học, tác phẩm luật học nổi tiếng thế giới, bộ luật, đạo luật nổi tiếng thế giới và trong lịch sử Việt Nam; bộ luật, đạo luật quan trọng của hệ thống pháp luật Việt Nam hiện hành; sự kiện pháp lý nổi tiếng thế giới; học thuyết pháp lý, các nguyên tắc pháp lý’ cơ quan, tổ chức pháp luật quan trọng ở trong nước vè trên thế giới; quá trình hoạt động pháp luật, tư pháp cùng nhiều lĩnh vực đặc thù khác của Nhà nước và pháp luật.
Chính trị luận – Aristotle
Cuốn sách này được xem là căn bản cho Chính trị học Tây phương và ảnh hưởng sâu rộng tới các tư tưởng gia đời sau như Cicero, St. Augustine, Aquinas và các lý thuyết gia khác thời Trung Cổ. Các lý thuyết gia hiện đại như Machiavelli, Hobbes và các nhà tư tưởng thời Khai Sáng đều dựa trên nền tảng này mà phê phán lý thuyết và mô hình chính trị của Aristotle. Nhờ vậy, họ đã phát triển nên các hệ tư tưởng mới.
Vì thế, dù ta đồng ý hay không với lập luận và lý thuyết của Aristotle, hiểu rõ các nguyên lý căn bản mà Aristotle đã đề ra vẫn là điều cần thiết để có thể hiểu được các nhà tư tưởng thời Khai sáng và Hậu hiện đại. Trong Chính Trị Luận, Aristotle dùng phương pháp luận lý quy nạp, đi từ đơn vị xã hội nhỏ nhất là gia đình tới xã hội và cuối cùng là quốc gia, để tìm ra những đặc tính thiết yếu mà nhà nước phải có để trở thành một nhà nước lý tưởng.
Ngoài phương pháp quy nạp, Aristotle cũng dùng phương pháp so sánh giữa mô hình nhà nước “lý tưởng” và mô hình nhà nước trong thực tế và đưa ra những nguyên lý xây dựng một nền chính trị mang lại “điều tốt nhất” cho con người. Đây là cuốn sách hay ngành luật bạn nên đọc thử và cảm nhận.
Cẩm nang pháp luật cho cá nhân và gia đình
Trong bối cảnh hiện chưa có một quyển sách nào tại Việt Nam thống kê các thủ tục pháp luật cho cá nhân và gia đình đầy đủ và chi tiết như vậy, Quyển sách Cẩm Nang Pháp Luật Cho Cá Nhân & Gia Đình ra đời nhằm giúp cho mọi người không còn mất nhiều thời gian, công sức và tiền bạc cho các công việc đó. Các thông tin cần thiết của hầu hết các vấn đề pháp lý của cá nhân và gia đình đều được liệt kê chi tiết trong quyển sách.
Với mong muốn giúp bạn không chỉ hiểu được các vấn đề pháp lý có liên quan đến bản thân mình, gia đình mà còn có thể tự mình thực hiện các thủ tục này. Quyển sách trình bày các bước thực hiện các thủ tục hành chính một cách hệ thống và chi tiết. Nhiều thủ tục đã được tác giả tham khảo không chỉ từ các quy định pháp luật mà cả hướng dẫn thực tế từ các cơ quan Nhà nước nhằm mục đích đảm bảo các thông tin, hướng dẫn trong quyển cẩm nang sát với thực tế nhất.
Những trò ngụy biện – biến sai thành trái
Lý luận hợp lý là nền tảng để chiến thắng mọi cuộc tranh luận, nhưng các ngụy biện lại hủy hoại chúng. Hiểu biết về các ngụy biện rất quan trọng, vừa để tránh được những ngụy biện vô tình hoặc hữu ý bị người khác sử dụng, vừa để chủ động sử dụng chúng với nhiều mục đích khác nhau.
Những Trò Ngụy Biện thuộc top những cuốn sách hay ngành luật bởi sách được viết ra như một chỉ dẫn thực hành dễ đọc và hài hước về ngụy biện cho những ai mong muốn giành chiến thắng trong tranh luận. Tác giả lựa chọn những ví dụ minh họa thiết thực, gần gũi với đời sống xã hội Việt Nam, được viết bằng giọng văn hóm hỉnh, không kém phần sâu sắc. Với mỗi ngụy biện, chúng tôi đều có những đoạn miêu tả dễ hiểu về bản chất của ngụy biện và các tình huống cụ thể mà ngụy biện đó có thể nảy sinh.
Đọc cuốn sách Những Trò Ngụy Biện, bạn sẽ dễ dàng nhận diện 36 ngụy biện thường gặp nhất trong cuộc sống. Đồng thời đưa người đọc đến những cách thức tranh luận hiệu quả, thậm chí là không trung thực. Tuy nhiên, trong quá trình học cách tranh luận, và trong quá trình thực hành cũng như đánh bóng các ngụy biện, người đọc sẽ biết được cách xác định và xây dựng hệ thống miễn nhiễm trước các ngụy biện kia.
Trên đây là top 6 cuốn sách hay ngành luật mà bạn nên tham khảo. Để có thêm nhiều kiến thức đa dạng về ngành, hãy lựa chọn theo học ngành Pháp luật tại Cao đẳng Ngoại ngữ và Công nghệ Hà Nội. Hiện trường đang tuyển sinh bằng phương thức xét học bạ với mức điểm rất ưu ái, liên hệ hotline 0866 981 669 (cô Linh) để được tư vấn và hướng dẫn