Điện tử công nghiệp là ngành học được kết hợp từ đa dạng các nhóm ngành học lớn. Vậy nên, khi ra trường sinh viên có nhiều sự lựa chọn về công việc hơn so với các ngành khác. Điều đó đã tạo nên sức hút cực lý tưởng từ ngành này tới các bạn trẻ gen Z đặc biệt là các bạn nam. Cùng tìm hiểu chi tiết tại bài viết dưới đây
Nội dung bài viết
Điện tử công nghiệp học những gì?
Ngành học điện tử công nghiệp là một chuyên ngành nhỏ của ngành công nghệ kỹ thuật điện tử, đây là ngành học khá thú vị với sự kết hợp giữa điện tử dân dụng và điện tử máy tính nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức về các thiết bị điện tử, cấu trúc máy tính, cài đặt và quản trị mạng.
Sinh viên ngành điện tử công nghiệp được trang bị đầy đủ kiến thức giáo dục đại cương, kiến thức cơ sở ngành, kiến thức chuyên ngành, có kỹ năng thực hành cao về điện tử công nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu của công nghiệp và xã hội.
Hiện tại, đây là ngành có vị trí then chốt trong nền kinh tế. Và điện tử công nghiệp có tác động mạnh mẽ đến các ngành công nghiệp khác. Vì vậy, các trường đại học, cao đẳng, trung cấp đào tạo chuyên ngành điện tử tin học cũng ngày càng nhiều.
Các môn học chuyên ngành gồm:
- Đo lường điện tử
- Thiết kế mạch điện tử bằng máy tính
- Điện tử tương tự
- Điện cơ bản
- Kỹ thuật cảm biến
- Trang bị điện
- Linh kiện điện tử
- Điện tử công suất
- Kỹ thuật xung – số
- Kỹ thuật vi điều khiển 1
- PLC cơ bản
- Điện tử nâng cao
- …..
Xem thêm: chương trình đào tạo ngành học điện tử công nghiệp tại đây
Phân biệt Điện công nghiệp và Điện tử công nghiệp
Ngành điện công nghiệp
Khi theo học điện công nghiệp, bạn được trang bị kiến thức về nguyên tắc, nguyên lý hoạt động của hệ thống điện công nghiệp. Từ đó, người học có thể thiết kế hệ thống điện công nghiệp, truyền tải điện, phân phối điện, đưa điện đến đơn vị sử dụng. Đồng thời nắm được kiến thức để xây dựng hệ thống điện công nghiệp trong các nhà máy đảm bảo an toàn, chi phí thấp, chất lượng cao.
Ngành Điện tử Công nghiệp
Điện tử Công nghiệp là ngành kết hợp giữa Điện tử Dân dụng và Điện tử Máy tính. Người học được trang bị kiến thức nền tảng về các thiết bị điện tử, thiết bị điều khiển công nghiệp, cấu trúc máy tính, mạng và truyền dữ liệu, cài đặt và quản trị mạng. Nhờ đó, học viên sau khi tốt nghiệp sẽ biết cách kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa các thiết bị, hệ thống điện tử, mạch điện tử cơ bản cho tới các mạch điện tử trong bộ điều khiển.
Tiềm năng về ngành trong tương lai
Tốt nghiệp hệ cao đẳng cử nhân thực hành ngành điện tử công nghiệp sinh viên có khả năng vận hành, bảo trì, sửa chữa, cải tiến nâng cấp các hệ thống, thiết bị điện tử cũng như tìm hiểu, phát triển, ứng dụng điện tử công nghiệp và đời sống hàng ngày.
Với tầm bằng tốt nghiệp cao đẳng chính quy trên tay, bạn dễ dàng tìm được một vị trí thích hợp tại các công ty, xí nghiệp, nhà máy, các cơ sở sản xuất kinh doanh có liên quan đến các thiết bị điện tử; các trung tâm, cơ sở sửa chữa đồ dân dụng, điện tử hay các viện nghiên cứu, giảng dạy tại các cơ sở đào tạo chuyên ngành này.
Mức lương của ngành Điện công nghiệp cũng khá hấp dẫn, dao động từ 7,5 – 9 triệu/tháng đối với những người mới ra trường. Sau 1 – 2 năm, khi có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn tăng lên, mức lương có thể lên đến 10 – 14 triệu/tháng.
Xem thêm: Các vị trí việc làm tiềm năng tại đây
Tố chất cần có của kỹ sư Điện tử công nghiệp
Để học tốt và trở thành kỹ sư Điện tử công nghiệp, người học cần rèn luyện và trau dồi các tố chất sau:
Kiên trì, nhẫn lại: Tính chất công việc cần tìm hiểu, mày mò làm việc với máy móc, nên rất cần sự nhẫn nại, kiên trì, chịu khó trong công việc, chính xác tới từng chi tiết.
Sức khỏe tốt: Do đặc thù của ngành thường xuyên phải làm việc ngoài trời, vì vậy yếu tố về sức khỏe là rất cần thiết.
Yêu thích, đam mê công nghệ: để liên tục trau dồi kiến thức, nâng cao trình độ của mình cũng như ứng dụng các công nghệ mới trong quá trình phát triển các sản phẩm mới.
Tập trung cao: để thực hiện công việc đó một cách nhanh chóng, hiệu quả ngoài ra còn đảm bảo về tính an toàn
Cách thức xét tuyển tại FTC
Năm 2023, trường Cao đẳng Ngoại ngữ và Công nghệ Hà Nội tuyển sinh hệ cao đẳng chính quy ngành điện tử công nghiệp dựa trên hình thức xét tuyển. Cụ thể như sau:
· Xét tuyển dựa trên điểm học bạ: Tổng điểm = Điểm trung bình cả năm lớp 10 + Điểm trung bình cả năm lớp 11 + Điểm trung bình học kì 1 lớp 12 đạt từ 16.5 điểm trở lên
· Xét tuyển dựa trên điểm thi THPT: Tổng điểm = Điểm Toán + Điểm Văn + Điểm Ngoại ngữ đạt từ 15 điểm trở lên
Hồ sơ xét tuyển gồm:
- 01 Phiếu đăng ký xét tuyển (theo mẫu của Nhà trường)
- 02 Học bạ photo công chứng
- 02 Bằng tốt nghiệp THPT hoặc giấy chứng nhận Tốt nghiệp tạm thời photo công chứng đối với thí sinh tốt nghiệp năm 2023
- 02 Căn cước công dân photo công chứng
- 01 Giấy khai sinh photo công chứng
- 01 Bản gốc Giấy chứng nhận kết quả thi THPT với thí sinh xét tuyển bằng điểm thi THPT
- Lệ phí xét tuyển: 100.000 đồng
Địa chỉ nhận hồ sơ: P205, trường Cao đẳng Ngoại ngữ và Công nghệ Hà Nội. Số 1 phố Kiều Mai, P. Phúc Diễn, Q Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội
Hotline: 0866 981 669 ( Cô Linh)
Thời gian nhận hồ sơ xét tuyển:
Đợt 1: từ 8/2/2023 – 15/6/2023
Đợt 2: từ 16/6/2023. Nhà trường dừng khi đủ chỉ tiêu
Xem thêm: Mã ngành học điện tử công nghiệp Tại đây