Nhu cầu tuyển dụng khối ngành về Luật tăng cao, tạo nên sức hút và sự hấp dẫn tới người học. Nắm bắt nhu cầu xã hội, trường Cao đẳng Ngoại ngữ và Công nghệ Hà Nội mở rộng đào tạo ngành Pháp luật. Với phương pháp đào tạo kết hợp học đi đôi với hành, người học được trang bị đa dạng các kỹ năng chuyên môn.
Nội dung bài viết
Vì sao nên học ngành Pháp luật?
Theo những số liệu thu thập được tại các kỳ thi tuyển đại học – cao đẳng các năm gần đây thì số lượng hồ sơ nộp vào các trường, khoa đào tạo ngành luật có xu hướng tăng dần. Điều này chứng minh một thực tế là ngành đang nhận được sự quan tâm của các bạn trẻ hoặc là động thái tự cân bằng tất yếu của cung cầu trong thị trường lao động ngành luật nói riêng và xã hội nói chung.
Mặt khác khi xã hội càng phát triển thì luật pháp ngày càng phải được hoàn thiện và bổ sung để đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế cũng như các hoạt động kinh tế, văn hóa, chính trị. Từ đó kéo theo nhu cầu nhân lực của ngành sẽ gia tăng ngày một nhiều.
Đặc biệt trong thời kì hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước càng khiến việc hiểu luật, rõ luật để tự bảo vệ mình cũng như vươn xa hơn trên trường quốc tế là yếu tố tất yếu và sống còn của mỗi doanh nghiệp. Ngành Pháp Luật hiện nay đang là ngành thiếu hụt về nguồn nhân lực từ cơ quan nhà nước lẫn các doanh nghiệp tư nhân. Chính bởi vậy, ngành học này đang được đông đảo các bạn trẻ lựa chọn trên con đường vươn tới đỉnh cao sự nghiệp. Do đó, đây được đánh giá là ngành học hot 2023.
Chương trình học ngành Pháp luật tại FTC
Sinh viên ngành Pháp luật tại Cao đẳng Ngoại ngữ và Công nghệ Hà Nội được trang bị các kiến thức đại cương gồm 6 môn chung theo Quy định của Bộ để rèn luyện kỹ năng và hành trang các kiến thức cơ bản trước khi làm quen với chuyên ngành.
Người học được đào tạo từ các môn học cơ sở ngành cho đến chuyên ngành nhằm tiếp cận hàm lượng thông tin và kiến thức từ từ. Được cung cấp các kiến thức và kỹ năng như:
– Các kiến thức tổng hợp về hệ thống pháp luật Việt Nam.
– Có khả năng hiểu và phân tích được những quy định của pháp luật.
– Vận dụng những quy định của pháp luật vào thực hiện các dịch vụ tư vấn pháp lý, thực hiện các nhiệm vụ có liên quan đến pháp luật của các cơ quan, tổ chức.
– Tìm hiểu và nắm bắt về các luật dân sự, luật thương mại, luật hành chính, luật hình sự, luật kinh doanh, luật quốc tế,…
Với chương trình đào tạo kết hợp lý thuyết – thực hành, sinh viên được học tập và trải nghiệm thực tiễn, kiến tập, thực tập thường xuyên tại các công ty Luật, văn phòng Luật sư, …Từ đó, biết cách vận dụng lý thuyết vào thực tiễn và bắt kịp với công việc khi ra trường.
Cơ hội việc làm dành cho sinh viên Luật
Sinh viên tốt nghiệp ngành Pháp luật hệ cao đẳng chính quy có thể đảm nhiệm một số vị trí công việc như:
– Luật sư: có trách nhiệm bảo vệ quyền lợi của thân chủ trong các vụ án mình phụ trách, đồng thời họ cũng cần phải tư vấn pháp luật và các dịch vụ pháp lý khác theo yêu cầu của khách hàng.
– Kiểm sát viên: làm việc tại Viện kiểm sát, họ có quyền ra lệnh bắt giữ, tạm giam, truy tố tội phạm, đưa vụ án ra xét xử.
– Công chứng viên: xác nhận tính hợp pháp của các giao dịch như xác nhận chữ ký, công chứng hợp đồng, công chứng bản sao y bản chính, công chứng bản dịch từ tiếng nước ngoài, …
– Chấp hành viên: Làm việc tại các cơ quan thi hành án dân sự. Công việc của họ là cưỡng chế bằng nhiều hình thức trong khuôn khổ pháp luật cho phép đối với những hành vi không chấp hành phán quyết của Tòa án.
Ngoài ra, còn rất nhiều ngành nghề khác mà sinh viên tốt nghiệp ngành Pháp Luật có thể làm việc và phát triển bản thân như: Chuyên viên pháp lý, cố vấn pháp lý, cán bộ nghiên cứu pháp luật, điều tra viên, thư ký tòa án, thẩm tra viên, cán bộ giảng viên luật, …
Xem thêm: Việc làm tiềm năng ngành Luật tại đây
Hồ sơ xét tuyển tại FTC
Thực tế hiện nay, học Luật ra trường không phải chỉ làm việc trong các cơ quan nhà nước mà có thể làm việc ở rất nhiều ngành nghề và đơn vị khác nhau. Nhiều bạn nghĩ học Luật chỉ ra làm luật sư là không đúng.
Cơ hội việc làm của sinh viên ngành Pháp luật là rất lớn, không phải học Luật ra là làm tòa án, viện kiểm sát mà chúng ta có thể công tác trong ngành công an. Hiện nay rất nhiều cựu sinh viên luật đang công tác ở các vị trí quan trọng trong ngành công an. Nếu không thích làm việc trong các cơ quan nhà nước sinh viên luật cũng có thể làm việc trong các doanh nghiệp, làm tư vấn luật, làm nhà báo…
Vì vậy nhu cầu về ngành luật hiện nay là rất lớn. Nắm bắt và đáp ứng nhu cầu khát nguồn nhân lực luật hiện nay Trường Cao đẳng Ngoại ngữ và Công nghệ Hà Nội đã mở rộng đào tạo ngành học hot 2023 này. Hiện trường tuyển sinh dựa trên phương thức xét tuyển. Cụ thể:
Xét tuyển dựa trên điểm học bạ: Tổng điểm = Điểm trung bình cả năm lớp 10 + Điểm trung bình cả năm lớp 11 + Điểm trung bình học kì 1 lớp 12 đạt từ 16.5 điểm trở lên
Xét tuyển dựa trên điểm thi THPT: Tổng điểm = Điểm Toán + Điểm Văn + Điểm Ngoại ngữ đạt từ 15 điểm trở lên
Hồ sơ xét tuyển gồm:
- 01 Phiếu đăng ký xét tuyển (theo mẫu của Nhà trường)
- 02 Học bạ photo công chứng
- 02 Bằng tốt nghiệp THPT hoặc giấy chứng nhận Tốt nghiệp tạm thời photo công chứng đối với thí sinh tốt nghiệp năm 2023
- 02 Căn cước công dân photo công chứng
- 01 Giấy khai sinh photo công chứng
- 01 Bản gốc Giấy chứng nhận kết quả thi THPT với thí sinh xét tuyển bằng điểm thi THPT
- Lệ phí xét tuyển: 100.000 đồng
Địa chỉ nhận hồ sơ: P205, trường Cao đẳng Ngoại ngữ và Công nghệ Hà Nội. Số 1 phố Kiều Mai, P. Phúc Diễn, Q Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội
Hotline: 0866 981 669 ( Cô Linh)
Thời gian nhận hồ sơ xét tuyển:
Đợt 1: từ 8/2/2023 – 15/6/2023
Đợt 2: từ 16/6/2023. Nhà trường dừng khi đủ chỉ tiêu
Xem thêm: thông báo tuyển sinh cao đẳng chính quy năm 2023 tại đây