Các cấp độ thăng tiến của Lập trình viên

Lập trình viên là vị trí công việc được nhiều bạn sinh viên sau khi tốt nghiệp các ngành học liên quan đến công nghệ thông tin hướng đến và theo đuổi. Bởi lẽ ngoài cơ hội việc làm cao, chính sách lương thưởng tốt, công việc này còn mang đến lộ trình thăng tiến rõ ràng. Cùng tìm hiểu lộ trình đó chi tiết qua bài viết bên dưới cùng Cao đẳng Ngoại ngữ và Công nghệ Hà Nội nhé.

Tại sao nên lựa chọn nghề Lập trình viên?

Trong thời đại công nghệ phát triển và có tác động sâu rộng đến mọi mặt của đời sống xã hội thì việc lựa chọn theo học và làm việc trong các lĩnh vực công nghệ thông tin là sự lựa chọn của đông đảo các bạn trẻ. Bởi ngành này mang đến cơ hội phát triển vô cùng rộng mở cùng mức thu nhập hấp dẫn.

Hiện nay, theo khảo sát về vấn đề việc làm trong lĩnh vực công nghệ thông tin cho thấy rằng nghề lập trình viên là vị trí công việc hiện tại đang khát nhân lực nhiều nhất trong năm 2022. Do đó, tiềm năng phát triển của ngành lập trình viên là vô cùng lớn, cũng như có nhiều khả năng thăng tiến trong sự nghiệp.

Những yêu cầu về bằng cấp, kinh nghiệm cũng như các dự án nổi bật là những thứ không thể thiếu nếu một lập trình viên muốn trở thành một nhà lãnh đạo hay một người quản lý. Song song với đó, năng lực và thái độ làm việc cũng là những tiêu chí quan trọng để đánh giá và đề xuất lên những vị trí công việc cao hơn.

Nên lựa chọn nghề lập trình để theo đuổi và gắn bó lâu dài
Nên lựa chọn nghề lập trình để theo đuổi và gắn bó lâu dài

Các cấp độ lập trình viên

Trainee

Thực tập sinh là vị trí công việc mang đến cơ hội làm quen với việc lập trình, rất phù hợp với các bạn sinh viên năm cuối chuẩn bị ra trường. Với vị trí này, họ sẽ biết cách áp dụng, vận dụng các kiến thức đã học vào thực tế, vào công việc đồng thời sẽ học hỏi, tích lũy thêm khá nhiều các kiến thức, kỹ năng ngành nghề từ các anh chị đi trước.

Thực chất, là vị trí xuất phát điểm, không đòi hỏi kỹ năng, kinh nghiệm, vậy nên mức lương thường khá thấp hoặc một số doanh nghiệp không trả lương cho thực tập sinh. Tuy nhiên, bạn sẽ nhận lại được rất nhiều điều bổ ích và cần thiết cho công việc.

Vị trí công việc không yêu cầu kinh nghiệm
Vị trí công việc không yêu cầu kinh nghiệm

Với các bạn sinh viên năm 3, năm 4 có thể dễ dàng tìm kiếm các vị trí thực tập này bởi hiện nay rất nhiều các doanh nghiệp, tập đoàn lớn đẩy mạnh liên kết hợp tác với các trường cao đẳng, đại học tổ chức Ngày hội việc làm hay các chương trình thực tập với lộ trình đào tạo chuyên nghiệp, đồng thời cơ hội trở thành nhân viên chính thức tại các doanh nghiệp này cũng rất cao.

Kỳ vọng của các nhà tuyển dụng đối với từng thực tập sinh khác nhau, nhưng thông thường họ sẽ tìm kiếm một người có kiến ​​thức nền tảng, cơ bản về phát triển phần mềm, có niềm đam mê và ham học hỏi cùng thái độ tích cực, cầu thị thay vì đặt yếu tố kinh nghiệm và chuyên môn lên hàng đầu.

Fresher Developer

Trainee phù hợp với các bạn sinh viên năm cuối đang đi học còn Fresher sẽ phù hợp hơn với những bạn sinh viên vừa mới tốt nghiệp ra trường và vẫn đang đi trên những bước đi đầu tiên trong nghề. Dùng để chỉ những nhân viên lập trình mới vào nghề.

Tuy hạn chế về mặt kinh nghiệm thực chiến nhưng họ lại có lượng kiến thức chuyên ngành khá chắc vậy nên thông thường, một Fresher Developer sẽ đảm nhiệm một số công việc nhỏ trong những dự án nhỏ. Những công việc này thường sẽ không quá khó khăn và được các cấp trên hỗ trợ khi gặp những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện.

Junior Developer

Phần lớn nhân viên có ít kinh nghiệm làm việc (1-2 năm) thì sẽ đảm nhiệm vị trí lập trình viên sơ cấp. Tuy nhiên, đặc điểm chung của họ thường kinh nghiệm chưa chuyên sâu, thiếu tính kiên nhẫn và gắn bó lâu dài với công việc đồng thời không chấp nhận thất bại, chỉ mong muốn thành công ngay từ đầu, …..

Vậy nên, để có những bước đi xa hơn và lâu hơn trong nghề cần phải có sự cầu tiến, thường xuyên, liên tục học hỏi và cập nhất các kiến thức về công nghệ. Bên cạnh đó, khi thất bại phải biết chấp nhận, không được dễ dàng nản lòng hay bỏ cuộc mà lấy đó làm bài học, có cái nhìn sâu sắc hơn cho những lần sau.

Xem thêm: Cơ hội việc làm dành cho các kỹ sư IT Tại đây

Phù hợp với những người đã tích lũy đủ lớn kinh nghiệm
Phù hợp với những người đã tích lũy đủ lớn kinh nghiệm

Mid-level Developer

Một trong những bước tiến trong hệ thống cấp bậc của lập trình viên là vị trí Mid-level Manager. Công việc chính là lập kế hoạch phân chia công việc và quản lý các thành viên trong nhóm dựa trên yêu cầu của quản lý sản phẩm và quản lý dự án.

Bên cạnh đó, họ cũng là người lên kế hoạch tuyển dụng, chiêu mộ nhân viên mới, cũng như theo dõi các nhân viên để thực hiện đánh giá năng lực, và họ có quyền ra quyết định thôi việc nếu nhân viên không đáp ứng đủ các tiêu chuẩn công việc đề ra, vì đây là một vị trí có yêu cầu trình độ cao.

Senior Developer

Các nhân viên lập trình có nhiều năm kinh nghiệm (5 – 10 năm) thường đảm nhiệm vai trò là những người giải quyết vấn đề, vì họ sở hữu một lượng kiến ​​thức chuyên môn khổng lồ và kinh nghiệm dày dặn. Họ thường am hiểu về lĩnh vực mà họ hỗ trợ lập trình, chịu trách nhiệm biến những dự án trên giấy, trên máy thành những sản phẩm thực tế có tính ứng dụng cao.

Đồng thời, do đã có kinh nghiệm dày đặc từ trước vậy nên trong mỗi dự án họ triển khai thường luôn xem xét kỹ càng những gì đang làm trong bối cảnh thực tế và những lợi ích mà nó có thể mang lại cho doanh nghiệp đồng thời có khả năng nhìn thấy trước các vấn đề, đưa ra các biện pháp phòng tránh cũng như giải quyết vấn đề trước khi nó xảy ra.

Năng lực làm việc này là sự tích lũy và kết hợp giữa kinh nghiệm, trực giác, sự hiểu biết sâu sắc về lĩnh vực và tận dụng kiến ​​thức chuyên môn để kết hợp giải quyết vấn đề.

Xem thêm: Các kỹ năng cần có để làm tốt công việc lập trình Tại đây

Leader

Leader là level cao cấp nhất của lập trình viên và là nấc thang cuối cùng đối với nhiều nhân viên. Với vai trò của một Leader, cần tiếp thêm nhiệt huyết, truyền cảm hứng cho những cấp dưới của mình. Sở dĩ họ đóng vai trò quan trọng trong công ty vì đây sẽ là người điều hướng và kiểm soát mọi thứ để đảm bảo theo sát các kế hoạch đề ra. Điều quan trọng là một leader vẫn nên tham gia vào các dự án của cấp dưới để có thể hỗ trợ một cách hiệu quả nhất. Nâng cao bằng cấp để gia tăng lợi thế cạnh tranh

Cơ hội phát triển sự nghiệp cho các lập trình viên vô cùng nhiều, đồng nghĩa với việc sẽ có những thách thức không hề nhỏ. Để có sự thăng tiến trong công việc, ngoài kỹ năng chuyên môn, trình độ và bằng cấp cũng là yếu tố then chốt. Song song với đó, công nghệ luôn thay đổi từng ngày và ngày càng có nhiều phiên bản hiện đại hơn, bạn cần liên tục học hỏi, trau dồi kỹ năng để tránh bị đào thải bởi những công nghệ AI.

Nâng cao kinh nghiệm, trình độ, bằng cấp giúp mở ra nhiều cơ hội mới
Nâng cao kinh nghiệm, trình độ, bằng cấp giúp mở ra nhiều cơ hội mới

Để gia tăng lợi thế cạnh tranh trong công việc, việc đầu tư cho học tập là sự lựa chọn đúng đắn và mang lại lợi ích lâu dài. Nếu bạn đang sở hữu bằng trung cấp và đã gắn bó với nghề IT khá lâu rồi và muốn thăng tiến lên những vị trí cao hơn hãy mạnh dạn đầu tư cho việc học liên thông ngành công nghệ thông tin. Bởi chỉ mất từ 1 đến 1.5 với hình thức học online kết hợp offline rất phù hợp với người đi làm, vừa được nâng cao kiến thức, mở rộng hiểu biết chuyên sâu vừa được nâng cấp bằng cấp lên một tầm mới.

Xem thêm: Ngành Công nghệ thông tin hệ liên thông tại FTC Tại đây