Cơ hội và thách thức ngành công nghệ ô tô tại Việt Nam

Công nghiệp ô tô là ngành công nghiệp được nhà nước rất chú trọng trong việc đầu tư và phát triển, nhằm khẳng định vị thế sản xuất và lắp ráp ô tô của Việt Nam trên bản đồ thế giới. Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội, thuận lợi thì vẫn còn tồn đọng những khó khăn, thách thức nhất định. Cùng tìm hiểu chi tiết tại bài viết và lựa chọn ngành học công nghệ kỹ thuật ô tô tại FTC nhé.

Tác động của tình hình kinh tế – xã hội đến ngành công nghiệp ô tô

Bước sang năm 2023, nền kinh tế Việt Nam tiếp tục đứng trước bài toán tăng trưởng khó khăn do các tác động tiêu cực từ kinh tế toàn cầu. Trước tình hình đó, sự phát triển của ngành công nghệ ô tô Việt Nam cũng sẽ bị ảnh hưởng đáng kể. Mục tiêu xuất khẩu 90.000 xe ô tô và 10 tỷ USD giá trị xuất khẩu linh kiện phụ tùng vào năm 2035 như nêu tại Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam năm 2025, tầm nhìn đến 2035 sẽ không thể đạt được nếu không có những chính sách thúc đẩy kịp thời.

Nguyên nhân của mức tăng trưởng thấp đến từ các khó khăn chưa thể giải quyết triệt để và ngắn hạn trong năm 2022 như:

  • Xung đột địa chính trị Nga – Ukraine chưa có dấu hiệu kết thúc tạo ra nhiều cú sốc kinh tế, ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động sản xuất, tiêu thụ hàng hóa trên thị trường các nước, nguy cơ lạm phát tăng cao
  • Nguồn cung xăng, dầu trên thế giới và trong nước còn nhiều biến động
  • Căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ có khả năng gay gắt hơn và khó có thể dịu đi trong một thời gian ngắn;
  • Các nguy cơ khác gây ra bởi biến đổi khí hậu, dịch bệnh COVID-19 vẫn đang hiện hữu và có thể tái bùng phát bất cứ lúc nào.
Việt Nam đang chịu khá nhiều khó khăn từ tác động của nền kinh tế thế giới
Việt Nam đang chịu khá nhiều khó khăn từ tác động của nền kinh tế thế giới

Có thể thấy rằng hệ quả của những nguy cơ này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế. Dưới áp lực lạm phát và sự mất giá của tiền sẽ ảnh hưởng đến tâm lý người tiêu dùng khiến họ cẩn thận hơn trong việc chi tiêu các mặt hàng xa xỉ như ô tô.

Hoạt động xuất khẩu năm 2023 được dự báo sẽ gặp nhiều khó khăn hơn năm 2022, do hiện các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam như Hoa Kỳ, EU, Trung Quốc, Nhật Bản đều đối mặt với nguy cơ suy thoái hoặc tăng trưởng chậm, khiến số lượng đơn đặt hàng sụt giảm cũng như việc áp đặt các tiêu chuẩn ngày càng khắt khe đối với hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam.

Bên cạnh đó, thị trường chứng khoán và bất động sản năm 2023 đều được dự báo tồn tại nhiều rủi ro và không ổn định, ảnh hưởng đến tâm lý và thu nhập nhà đầu tư, trong khi đây là hai kênh mang lại nguồn tiền lớn cho nền kinh tế. Trong trường hợp hai thị trường biến động tiêu cực, người tiêu dùng sẽ cân nhắc việc phát sinh nhu cầu tiêu dùng đối với các mặt hàng có giá trị cao như ô tô.

Cơ hội và thách thức

Cơ hội phát triển ngành công nghệ ô tô tại Việt Nam

Giá bán xe ở Việt Nam vẫn ở mức cao so với các nước trong khu vực. Trước những diễn biến phức tạp của thị trường quốc tế, thị trường ô tô trong nước vài năm gần đây tăng trưởng tốt hơn kỳ vọng.

Tại Việt Nam, xu thế ô tô hóa (motorization) dự báo sẽ diễn ra trong thời gian tới do GDP bình quân đầu người đã vượt mức 4.000 USD và số xe trung bình trên 1.000 dân đã đạt khoảng 50 xe. Cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế, tốc độ đô thị hóa cao cũng như sự gia tăng nhanh chóng của tầng lớp trung lưu, tiềm năng phát triển công nghiệp ô tô tại Việt Nam trong thời gian tới là rất lớn, dự kiến nhu cầu tiêu thụ ô tô sẽ bùng nổ trong giai đoạn đến 2025.

Bên cạnh đó, xu hướng điện hóa ô tô đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới. Hiện nay, đối với ô tô điện, xuất phát điểm giữa Việt Nam và các quốc gia ASEAN là gần như tương tự nhau. Do đó, cơ hội để thu hút các dự án đầu tư sản xuất, lắp ráp ô tô điện của Việt Nam trong khu vực là rất tiềm năng.

Xu thế ô tô hóa đang diễn ra tại Việt Nam tác động đến nhu cầu mua sắm và sử dụng ô tô
Xu thế ô tô hóa đang diễn ra tại Việt Nam tác động đến nhu cầu mua sắm và sử dụng ô tô

Thách thức với ngành công nghệ ô tô

Bên cạnh những cơ hội là không ít thách thức mà thị trường công nghệ ô tô Việt Nam phải đối mặt. Đầu tiên chính là sự cạnh tranh gay gắt từ các sản phẩm nhập khẩu. Đặc biệt, sự cạnh tranh từ ô tô nhập khẩu nguyên chiếc đến chủ yếu từ các nước ASEAN như Thái Lan, Indonesia. Và trong vòng 7-10 năm tới là các sản phẩm ô tô từ các quốc gia thành viên của Hiệp định CPTPP và EVFTA.

Tiếp theo, một số quốc gia trong khu vực như Indonesia và Thái Lan đang là điểm đến hấp dẫn của các nhà sản xuất ô tô lớn trên thế giới, từ đó cơ hội thu hút các hãng ô tô đầu tư sản xuất lớn ở Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn.

Ngoài ra, có thể thấy, hiện tại mặc dù đã đạt được những kết quả nhất định, ngành sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước vẫn chưa đạt được tiêu chí của ngành sản xuất ô tô thực sự (phần lớn mới ở mức độ lắp ráp đơn giản), dây chuyền sản xuất chủ yếu chỉ gồm 4 công đoạn chính là hàn, sơn, lắp ráp, kiểm tra.

Năng lực yếu kém của các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp hỗ trợ cũng là điều đáng lưu tâm. Các nhà sản xuất khuôn mẫu hoặc có quy mô không lớn hoặc thiếu sự liên kết phối hợp để phát triển. Các doanh nghiệp sản xuất phôi và chi tiết đúc cho ngành chưa nhiều và tỷ lệ sai hỏng còn cao, chưa đáp ứng được yêu cầu của ngành.

Năng lực sản xuất ô tô khá yếu, mới chỉ mạnh về lắp ráp, sửa chữa
Năng lực sản xuất ô tô khá yếu, mới chỉ mạnh về lắp ráp, sửa chữa

Lựa chọn học Công nghệ kỹ thuật ô tô – Ngành học vàng giá trị

Ngành nghề nào cũng có những cơ hội và thách thức riêng. Với lộ trình phát triển của Chính phủ đã đặt ra và hướng đi đúng đắn của ngành công nghệ ô tô chắc chắn ngành nghề này sẽ càng được đẩy mạnh và phát triển nở rộ trong thời gian tới.

Vậy nên, hãy lựa chọn ngành học công nghệ kỹ thuật ô tô tại Cao đẳng Ngoại ngữ và Công nghệ Hà Nội để mở mang tri thức, nắm chắc cơ hội vàng ngay sau khi tốt nghiệp. Với thời gian đào tạo chỉ 3 năm cùng chương trình thực hành ứng dụng cao, người học được kết hợp học lý thuyết với thực hành ngay tại xưởng thực hành và các gara ô tô với trang thiết bị hiện đại, tiên tiến.

Sinh viên ngành Công nghệ ô tô trong hoạt động kiến tập doanh nghiệp
Sinh viên ngành Công nghệ ô tô trong hoạt động kiến tập, thực tập tại Caron

Đồng thời, sinh viên được thi tham quan doanh nghiệp,trải nghiệm thực hành, thực tế tại các doanh nghiệp, xưởng sản xuất ô tô, các gara ô tô từ sớm. Điều này giúp người học làm quen với thực tế tốt hơn từ đó rèn luyện chắc tay nghề và chắc kiến thức chuyên môn. Chính vì vậy, sinh viên ngành công nghệ ô tô khi tốt nghiệp được các nhà tuyển dụng săn đón rất nhiệt tình. Đa dạng các cơ hội nghề nghiệp từ trong nước đến quốc tế với mức thu nhập hấp dẫn.

Xem thêm: Giới thiệu ngành công nghệ kỹ thuật ô tô tại FTC tại đây