Nghề đầu bếp “lên ngôi”, sinh viên năm thứ hai đã kiếm được việc làm

Nghề bếp lên ngôi được đánh giá là ngành nghề triển vọng, là đích đến của nhiều bạn trẻ. Bởi lẽ, với chương trình đào tạo ứng dụng thực tiễn, thực hành thường xuyên, người học khi nắm vững kiến thức và tay nghề chắc có thể đi làm ngay với mức thu nhập hấp dẫn. Cùng tìm hiểu về cơ hội việc làm nghề bếp thông qua bài viết dưới đây nhé. 

Nghề đầu bếp – nhiều ngã rẽ cho tương lai

Tại phòng thực hành ngành Kỹ thuật chế biến món ăn tại Cao đẳng Ngoại ngữ và Công nghệ Hà Nội, sinh viên được thực hành thường xuyên với thời lượng lên đến 70% thời gian học. Chăm chỉ, khéo léo và năng động là những ấn tượng sâu sắc mà giảng viên Phạm Thị Bích cảm nhận khi trực tiếp giảng dạy bộ môn “Thực hành cắt tỉa và trang trí món ăn” cho sinh viên ngành nấu ăn FTC

Cô Bích chia sẻ: “Nghề bếp là nghề dùng đến đôi bàn tay tài hoa, biến hóa những nguyên liệu nấu ăn quen thuộc trong cuộc sống thành những món ăn hấp dẫn. Tuy nhiên, không phải bất cứ ai vào bếp nấu ăn cũng gọi là đầu bếp. Để trở thành một đầu bếp chuyên nghiệp, bạn cần được đào tạo bài bản các kiến thức và kĩ năng về ẩm thực. Đồng thời, có đủ sự đam mê, ham hỏi hỏi với nghề.”

Cô Phạm Thị Bích - giảng viên ngành Kỹ thuật chế biến món ăn, khoa Du lịch Thương mại FTC
Cô Phạm Thị Bích – giảng viên ngành Kỹ thuật chế biến món ăn, khoa Du lịch Thương mại FTC

Cô Bích cũng chia sẻ thêm: “So với một số ngành nghề khác, nấu ăn là nghề có môi trường làm việc vất vả, áp lực, nếu không thực sự yêu nghề sẽ rất khó gắn bó lâu dài. Nếu đã thực sự quyết tâm theo đuổi và có thái độ nghiêm túc với nghề thì sẽ gặt hái được nhiều thành công.”

Nghề nấu ăn có nhiều mảng chuyên môn khác nhau phù hợp với nhiều đối tượng người học. Ví dụ các bạn nam khỏe mạnh nhanh nhẹn có thể theo chuyên về món ăn châu Á, bếp nóng, bếp tiệc trong khi các bạn nam hoặc nữ khéo léo, nhẹ nhàng, tỉ mỉ có thể theo bếp lạnh, bếp bánh, cắt tỉa trang trí,… 

Dựa trên năng lực, sở thích và điều kiện sức khỏe của bản thân để tìm cho mình một vị trí việc làm phù hợp. Sau đó, hãy đầu tư học tập chuyên sâu để trở nên thành thạo, chuyên nghiệp hơn ở mảng đó, khi đó, người học sẽ dễ đạt được thành công hơn.

Xem thêm: Các kỹ năng để trở thành đầu bếp chuyên nghiệp tại đây

Tại trường Cao đẳng Ngoại ngữ và Công nghệ Hà Nội (FTC), các bạn sinh viên ngành Chế biến món ăn được đào tạo quy trình nghiệp vụ cơ bản: Chuẩn bị chế biến, vệ sinh khu vực chế biến, quy trình chế biến các loại nước dùng, món ăn chế biến từ thịt, rau, hải sản; các món ăn Âu, Á, bánh… Đồng thời, học cách làm các món khai vị, món chính, các loại nước sốt, món súp với nguyên liệu từ cơ bản đến cao cấp.

Sinh viên được thực hành thường xuyên để rèn luyện kỹ năng tay nghề
Sinh viên được thực hành thường xuyên để rèn luyện kỹ năng tay nghề

Sau khi đã nắm vững kiến thức lý thuyết, sinh viên nghề sẽ được bắt tay thực hiện công việc giống như một đầu bếp thực thụ. Bàn tay thoăn thoắt cắt gọt củ, quả, thái nguyên liệu, tẩm ướp gia vị rồi tiến hành hầm nấu, sau đó tạo hình trang trí món ăn. Mỗi một công đoạn các em đều có thể làm chủ “cuộc chơi” với dao, chảo bếp, lửa nóng…

Sinh viên Đỗ Thị Lan Hương – Lớp 21CĐMA, ngành Kỹ thuật chế biến món ăn chia sẻ: “Những ngày đầu đến với “nghề đầu bếp” ngoài niềm yêu thích quả thực em giống như một trang giấy trắng. Để làm ra được những món ăn hấp dẫn em đã phải trải qua những lần thất bại. Nhưng với sự tâm huyết chỉ bảo nhiệt tình của các thầy cô cùng sự nỗ lực không ngừng của bản thân giờ đây em có thể tự tin chế biến nhiều món ăn khác nhau. Em cảm thấy rất tự hào và biết ơn những trải nghiệm, tri thức mà thầy cô và nhà trường đã mang tới”

Sinh viên Đỗ Thị Lan Hương trong giờ học làm bánh
Sinh viên Đỗ Thị Lan Hương trong giờ học làm bánh

Sinh viên Đỗ Hữu An – Lớp 22CĐMA chia sẻ: “Nghề bếp không phân biệt dành cho nam hay nữ, mà nó xuất phát từ niềm đam mê của mỗi người. Không gian các nhà bếp thường rất “nóng” theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, bởi vậy, phải thật sự đam mê thì mới theo được nghề này. Và khi được nấu ăn, mang đến những món ăn ngon cho mọi người, mình cảm thấy rất hạnh phúc.”

Sinh viên Đỗ Hữu An trong giờ học thực hành nấu xôi cùng các bạn
Sinh viên Đỗ Hữu An trong giờ học thực hành nấu xôi cùng các bạn

Sinh viên kiếm được việc làm từ sớm

Hơn thế nữa, nghề này cũng rất tiềm năng và đem lại nguồn thu nhập khá tốt. Hiện tại, ngoài thời gian học ở trường, rất nhiều sinh viên ngành nấu ăn tại FTC đã đi làm thêm từ sớm ở các quán cafe, trà sữa, các nhà hàng chuyên món ăn châu Á, món Âu và có mức thu nhập từ 7- 8 triệu đồng/ tháng. 

Với nghề bếp, sau tốt nghiệp, người học cũng rất dễ dàng lựa chọn và định hướng nghề nghiệp cho bản thân. Sở hữu tấm bằng cử nhân thực hành ngành Chế biến món ăn, người học có thể làm việc tại bộ phận bếp trong các nhà hàng, khách sạn, các cơ sở chế biến kinh doanh ăn uống thuộc mọi thành phần kinh tế. Các chức danh nghề nghiệp như: nhân viên bếp chính, trưởng ca, trưởng nhóm, có cơ hội trở thành bếp trưởng, cán bộ quản lý… tùy theo khả năng cá nhân và yêu cầu của công việc cụ thể. Đồng thời cũng có khả năng tạo lập doanh nghiệp và tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực được đào tạo.

Nhà trường tích cực đẩy mạnh ký kết hợp tác với các doanh nghiệp
Nhà trường tích cực đẩy mạnh ký kết hợp tác với các doanh nghiệp

Trên thực tế, sinh viên FTC được kết nối thực tập, việc làm ngay từ năm thứ 2. Nhà trường hiện là đối tác với nhiều doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực ẩm thực như: khách sạn Flamingo Cát Bà, Công ty Tinh hoa ẩm thực. Theo thống kê, khoảng 86% sinh viên theo học nghề nấu ăn tại Trường Cao đẳng Ngoại ngữ và Công nghệ Hà Nội ra trường làm đúng lĩnh vực, với mức lương trên 8 triệu đồng/tháng.  Mức thu nhập tăng tỷ lệ thuận với khả năng và kinh nghiệm của người làm việc. Với nhu cầu và sự phát triển thực tế của lĩnh vực dịch vụ nghỉ dưỡng, ăn uống, các vị trí công việc của nghề Kỹ thuật chế biến món ăn ngày càng rộng mở. Vậy nên, đây là ngành học rất đáng để các sĩ tử lựa chọn gửi gắm tương lai

Xem thêm: Cơ hội việc làm dành cho các đầu bếp tương lai tại đây

Đăng ký trở thành đầu bếp tại FTC

Năm học 2023, trường Cao đẳng Ngoại ngữ và Công nghệ Hà Nội tuyển sinh ngành kỹ thuật chế biến món ăn hệ cao đẳng chính quy dựa trên hai phương thức:

  • Xét tuyển học bạ: Tổng điểm = Điểm trung bình cả năm lớp 10 + Điểm trung bình cả năm lớp 11 + Điểm trung bình học kỳ 1 lớp 12 đạt từ 16.5 điểm
  • Xét tuyển điểm thi THPT: Tổng điểm= Điểm Toán + Điểm Văn + Điểm Ngoại ngữ đạt từ 15 điểm 

Để đăng ký xét tuyển, thí sinh cần chuẩn bị hồ sơ xét tuyển gồm:

  • 01 Phiếu đăng ký xét tuyển (theo mẫu của Nhà trường)
  • 02 Học bạ photo công chứng 
  • 02 Bằng tốt nghiệp THPT hoặc giấy chứng nhận Tốt nghiệp tạm thời photo công chứng (Với thí sinh tốt nghiệp năm 2023)
  • 02 Căn cước công dân photo công chứng
  • 01 Giấy khai sinh photo công chứng
  • Lệ phí xét tuyển: 100.000 đồng

Địa chỉ nhận hồ sơ: P205, trường Cao đẳng Ngoại ngữ và Công nghệ Hà Nội. Số 1 phố Kiều Mai, phường Phúc Diễn, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội

Hotline: 0866981669 ( Cô Linh)

Xem thêm: Giới thiệu ngành nấu ăn hệ cao đẳng chính quy tại đây