Trường Cao đẳng Ngoại ngữ và Công nghệ Hà Nội được đánh giá cao chương trình đào tạo cao đẳng chính quy ngành ngành công nghệ kỹ thuật điện, điện tử. Sở dĩ, ngành học này được nhiều sinh viên lựa chọn theo học bởi chương trình đào tạo chất lượng cao, ứng dụng thực hành và gắn liền với thực tiễn. Cùng tìm hiểu chương trình học tại bài viết dưới đây
Nội dung bài viết
Thông tin chung về ngành nghề
Tên ngành, nghề: Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử
Mã ngành, nghề: 6510303
Trình độ đào tạo: Cao đẳng
Hình thức đào tạo: Chính quy
Đối tượng tuyển sinh: Học sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương
Thời gian khóa học: 3 năm
Mục tiêu đào tạo chung
Sau khi được đào tạo người học có năng lực giải quyết được các công việc từ đơn giản đến phức tạp của ngành Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử một cách độc lập hoặc theo nhóm.
Đồng thời có kiến thức cơ bản về chính trị, văn hoá, xã hội và pháp luật đáp ứng yêu cầu công việc nghề nghiệp và hoạt động xã hội thuộc lĩnh vực chuyên môn. Người học có khả năng sáng tạo, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ hiện đại vào công việc, hướng dẫn và giám sát được người khác trong nhóm thực hiện công việc;
Khi hoàn thành đầy đủ chương trình học, người học đủ điều kiện xét tốt nghiệp được cấp bằng cao đẳng với danh hiệu kỹ sư thực hành ngành Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử. Bằng có giá trị vô thời hạn, học được liên thông lên đại học và sau đại học.
Xem thêm: Giới thiệu chung về ngành học công nghệ điện điện tử tại đây
Mục tiêu đào tạo cụ thể
Về kiến thức:
+ Có kiến thức cơ bản về chính trị, văn hoá, xã hội, về giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng – an ninh và pháp luật đáp ứng yêu cầu công việc nghề nghiệp và các hoạt động xã hội.
+ Có thể hiểu được các câu và cấu trúc được sử dụng thường xuyên liên quan đến nhu cầu giao tiếp tiếng anh cơ bản.
+ Có kiến thức và kỹ năng về công nghệ thông tin cơ bản: Sử dụng máy vi tính, xử lý văn bản Word, sử dụng bảng tính Excel, sử dụng trình chiếu PowerPoint, sử dụng Internet để tra cứu thông tin.
+ Mô tả được quy định về an toàn lao động, vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ, an toàn thiết bị điện – điện tử.
+ Giải thích được cấu tạo, nguyên lý hoạt động, tính chất, ứng dụng của các loại thiết bị điện, các dụng cụ thiết bị đo.
+ Phân tích được nguyên lý hoạt động của các mạch điện, các hệ thống điều khiển thiết bị điện, hệ thống bảo vệ rơ le.
+ Giải thích được các ký hiệu thuật ngữ chuyên ngành trên sơ đồ mặt bằng vị trí, sơ đồ đi dây, sơ đồ nguyên lý của các hệ thống điều khiển dùng PLC, các hệ thống điều khiển dùng rơ le, công tắc tơ và hệ thống bảo vệ rơ le.
Về kỹ năng:
+ Có năng lực ngoại ngữ bậc 2/6 Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam;
+ Đọc được bản vẽ điện, nhận biết chính xác các ký hiệu trong sơ đồ, thống kê lập biểu chính xác số lượng, chủng loại vật tư và thiết bị;
+ Sử dụng thành thạo các dụng cụ, thiết bị đo lường điện;
+ Sử dụng thành thạo các dụng cụ, thiết bị sửa chữa và lắp đặt điện;
+ Sửa chữa được các hư hỏng của máy biến áp một pha công suất nhỏ và động cơ điện một pha, ba pha;
+ Lắp đặt được các mạch điện điều khiển động cơ sử dụng rơ le và công tắc tơ, các mạch điện chiếu sáng, các mạch điện bảo vệ rơ le;
+ Viết được chương trình cho các PLC S7 – 200, PLC OMRON để điều khiển động cơ và các máy công cụ theo những yêu cầu công nghệ cơ bản cho trước;
+ Lắp đặt được các hệ thống cung cấp điện cho phân xưởng hoặc xí nghiệp công nghiệp, mạch điện điều khiển hệ thống bù và chuyển đổi nguồn trong cung cấp điện, các hệ thống chống sét cho các công trình, các hệ thống tiếp địa bảo vệ cho các phân xưởng sản xuất;
+ Xác định, phân tích và đánh giá thông tin trong phạm vi rộng một cách có nhận thức và tư duy sáng tạo;
+ Truyền đạt hiệu quả các thông tin, ý tưởng, giải pháp tới người khác tại nơi làm việc;
+ Vận dụng sáng tạo các kiến thức chuyên môn, kiến thức công nghệ thông tin, kiến thức về văn hóa – xã hội để thực hiện công việc trong các điều kiện khác nhau.
Về năng lực tự chủ và tự chịu trách nhiệm:
+ Có khả năng làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm, giải quyết được công việc, vấn đề phức tạp trong lĩnh vực công nghệ kỹ thuật điện, điện tử ở các điều kiện làm việc khác nhau;
+ Hướng dẫn, giám sát được những người khác thực hiện nhiệm vụ xác định trong lĩnh vực công nghệ kỹ thuật điện, điện tử; chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm;
+ Đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm;
+ Tự tìm việc làm, tạo việc làm cho người khác sau khi tốt nghiệp hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn;
+ Tổ chức kỷ luật cao và tinh thần cảnh giác cách mạng, sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.
Các môn học dành cho sinh viên ngành Công nghệ kỹ thuật điện điện tử
Ngành Công nghệ điện điện tử là một ngành học nghiên cứu về điện, điện tử, điện từ, năng lượng, hệ thống điều khiển, hệ thống xử lý tín hiệu,… nhằm hỗ trợ con người tối ưu hóa năng suất lao động, nâng cao chất lượng cuộc sống. Các môn học đặc trưng mà sinh viên cần phải nắm được đó là:
Hệ thống kiến thức đại cương: Tiếng Anh, Tin học, Giáo dục thể chất, Chính trị, Pháp luật, Giáo dục – Quốc phòng An Ninh
Hệ thống kiến thức cơ sở ngành:
- Toán chuyên ngành,
- Nhập môn Công nghệ kỹ thuật Điện – Điện Tử,
- Lý thuyết mạch điện,
- Máy điện,
- Kỹ thuật xung – số,
- Đo lường – cảm biến
Hệ thống kiến thức chuyên ngành: nội dung đào tạo trọng tâm xoay quanh 4 nội dung chuyên ngành:
- Thiết kế điện dân dụng
- Thiết kế mạch Điện tử
- Thiết kế điện công nghiệp
- Quản lý dự án trong công nghiệp
Xem thêm: Sách chuyên ngành kỹ thuật điện điện tử tại đây
Vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp, Cử nhân cao đẳng ngành Công nghệ Kỹ thuật điện, điện tử có thể làm việc với vai trò người vận hành các công việc Kỹ thuật điện, điện tử tại các doanh nghiệp, xí nghiệp công nghiệp, các nhà máy điện, công ty liên doanh với nước ngoài, các công ty điện lực hoặc tham gia vào hoạt Giảng dạy thực hành các môn thuộc chuyên ngành đào tạo tại các trường Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp, các trường dạy nghề.
Sau khi tốt nghiệp ngành này, bạn có thể làm trong đa lĩnh vực, cụ thể là:
- Lĩnh vực bảo trì, giám sát, vận hành hệ thống mạng lưới điện, làm việc trong các trạm biến áp, các nhà máy điện hoặc các công ty điện lực.
- Thiết kế hệ thống mạng lưới điện hợp lý ở các khu công nghiệp, xí nghiệp, chế xuất, các khu công trình dân dụng.
- Làm việc trong các phòng thí nghiệm, sáng chế.
- Làm cho các công ty sản xuất máy móc, thiết bị, robot tự động hóa,…
- ….
Xem thêm: Các vị trí việc làm tiềm năng ngành điện điện tử tại đây