Với sinh viên nhóm ngành nghề về thực phẩm và những bạn đọc đang quan tâm đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, dinh dưỡng trong thực phẩm hàng ngày. Có thể lựa chọn tham khảo các cuốn sách ngành công nghệ thực phẩm dưới đây để có thêm những kiến thức bổ ích và giá trị. Cùng tham khảo với Cao đẳng Ngoại ngữ và Công nghệ Hà Nội nhé
Nội dung bài viết
Ai làm nhiễm bẩn thực phẩm của tôi?
Cuộc sống con người ngày càng phát triển, kéo theo đó là sự thay đổi của tất cả các lĩnh vực khác nhau. Cùng với sự vận động xã hội, lĩnh vực thực phẩm biến chuyển từng ngày. Từ các loại thực phẩm thô không được chế biến kỹ càng, thực phẩm giờ đây được chế biến với đủ loại món ăn, đủ loại hình thái.
Cuộc sống ngày càng bận rộn, mọi người dường như không có nhiều thời gian để nấu ăn, thay vào đó họ lựa chọn thực phẩm đóng hộp, được chế biến sẵn trong siêu thị hay cửa hàng tiện lợi. Nhưng chính sự “nhanh – gọn – lẹ” ấy lại tiềm tàng mối nguy hại đối với cơ thể.
Nhìn chung tất cả thực phẩm được gia công sẵn ngoài việc chứa lượng lớn calo dễ gây béo phì,ảnh hưởng đến sức khỏe, thì sự an toàn thực phẩm cũng rất đáng nghi ngại: thịt đóng hộp có thể bị nhiễm khuẩn Escherichia coli hay thịt gia cầm cũng có thể mang mầm bệnh có tên gọi là Campylobacter, rau củ cũng bị nhiễm thuốc trừ sâu, vi khuẩn nguyên sinh. Dường như thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày không còn an toàn nữa.
Hồi chuông cảnh báo về vấn đề nghiêm trọng này đã reo lên. Thực tế cho thấy, những người nắm giữ chìa khóa đảm bảo an toàn thực phẩm chính là các bạn – sinh viên ngành công nghệ thực phẩm. Chính chuyên viên kiểm định thực phẩm là người kiểm soát toàn bộ chất lượng nguyên liệu, thực phẩm, đảm bảo sản phẩm đến tay người tiêu dùng đạt chuẩn chất lượng. “Ai làm nhiễm bẩn thực phẩm của tôi?” là cuốn sách ngành công nghệ thực phẩm mà bất cứ ai cũng nên đọc để thấy được thực trạng và trách nhiệm nghề nghiệp của chính bản thân mình.
How food work – Hiểu hết về thức ăn
How Food Works cung cấp nhiều thông tin khoa học dễ hiểu nhất về các loại thực phẩm phổ biến con người đang tiêu thụ. Những thông tin hữu ích mà đôi khi chúng ta quá bận nên đã bỏ quên chúng. Ngoài ra, trong How Food Works có nhiều câu chuyện, sự thật thú vị liên quan đến thức ăn, đồ uống. Chẳng hạn như: Trứng không làm tăng lượng Cholesterol trong cơ thể. Chúng ta có cần thực phẩm chức năng không? Tại sao thức ăn có hương vị? Trà thảo mộc được tuyên bố giúp xả các độc tố ra khỏi cơ thể nhưng thực tế, chứng chỉ lợi tiểu, khiến cho bạn đi tiểu nhiều hơn, tạo vẻ bề ngoài như thể “xả” các độc tố ra ngoài, …
Bên cạnh đó, quyển sách có riêng một chương phân tích về các điểm lợi và điểm hại của các chế độ ăn phổ biến và những lưu ý khi áp dụng một trong những chế độ ăn đó. Cuốn sách ngành công nghệ thực phẩm này thuộc dạng “Bách khoa toàn thư” nên khá dày và nhiều kiến thức. Tuy nhiên khi đọc sách không hề bị nhàm chán vì hầu hết các trang sách được in màu, màu sắc bắt mắt, cách trình bày gọn gàng, khoa học. Đối với các bạn sinh viên ngành công nghệ thực phẩm, đây là quyển sách nên đọc để trang bị kiến thức sâu hơn về ngành thực phẩm.
Xem thêm: Các tố chất cần có của sinh viên ngành thực phẩm tại đây
100 triệu năm thực phẩm
100 triệu năm thực phẩm được viết bởi tác giả Stephen Le. Ông là tiến sĩ nhân chủng học tại đại học California Hoa Kỳ. Nội dung chính của tác phẩm kể về sự phát triển của thực phẩm và dinh dưỡng trong suốt quá trình tiến hóa của nhân loại.
Câu hỏi đặt vấn đề đồng thời cũng là kim chỉ nam xuyên suốt quyển sách: “Tổ tiên chúng ta đã ăn những gì và tại sao điều đó lại quan trọng với chúng ta ngày nay”. Trong cuốn sách này Stephen Le sẽ ngược về quá khứ, tìm hiểu về những thực phẩm người xưa đã tiêu thụ hằng ngày và lý giải tại sao họ lại có tuổi thọ cao, ít bệnh tật.
Ngay đầu cuốn sách, Stephen Le đã kể câu chuyện mẹ ông bị ung thư, mất ở tuổi 66 trong khi đó bà ngoại ông lại sống thọ đến 92 tuổi. Liệu những quan điểm về dinh dưỡng ngày nay có thật sự đúng? Ngoài ra, tác giả cũng đề cập đến nhiều định kiến về thực phẩm khiến người đọc ngỡ ngàng
Bởi vậy đây chính không chỉ là cuốn sách ngành công nghệ thực phẩm phù hợp với các bạn sinh viên chuyên ngành mà còn là cuốn sách gối đầu giường của những ai đang tìm kiếm lời khuyên dinh dưỡng đáng tin cậy.
Phân tích hóa học thực phẩm
Phân tích hóa học thực phẩm là sách ngành công nghệ thực phẩm bắt buộc cần phải có. Môn học đòi hỏi sinh viên có nền kiến thức về hóa vững chắc. Sẽ tốt hơn khi người học đã học qua những môn học như: Phân tích định tính, Phân tích định lượng, Phân tích công cụ, Chất lượng thực phẩm, Hóa sinh.
Trong khuôn khổ chương trình giảng dạy cùng với nền kiến thức đã có của người học, giáo trình đề cập đến: Kỹ thuật phân tích thành phần dinh dưỡng, hợp chất hóa học, thành phần gây ngộ độc trong thực phẩm. Những kỹ thuật phân tích này cho phép người học có cơ sở kiểm soát thành phần và chất lượng thực phẩm từ khâu nguyên liệu, chế biến đến khi đưa ra thị trường.
Nội dung từng chương được chia thành 4 phần chính:
- Tổng quan chung
- Kỹ thuật phân tích
- Thí nghiệm thực tế
- Phân tích thực tế trên các thiết bị hiện đại
Xem thêm: Giới thiệu ngành học Công nghệ thực phẩm tại FTC tại đây
Biotechnology in Functional Foods and Nutraceuticals
Công nghệ sinh học đã được sử dụng hàng ngàn năm trước đây trong sản xuất các sản phẩm thực phẩm. Hình thức công nghệ sinh học cổ xưa nhất là lên men, sử dụng các vi sinh vật như nấm men để sản xuất rượu vang, giấm và bánh mì. Các sản phẩm từ sữa như sữa chua và pho mát được tạo ra bởi vi khuẩn axit lactic và nấm mốc.
Công nghệ sinh học thực phẩm hiện đại đã phát triển thành một ngành công nghiệp hàng tỷ đô la, với hứa hẹn sản xuất các loại thực phẩm từ sinh học tốt cho sức khỏe. Thực phẩm chức năng ngày càng trở nên quan trọng đối với những người tiêu dùng quan tâm đến lợi ích của nó trong việc ngăn ngừa bệnh tật và các tình trạng mãn tính.
Cuốn sách này đề cập đến các khía cạnh khác nhau của công nghệ sinh học trong dược phẩm và thực phẩm chức năng. Bố cục sách được chia thành 5 phần.
- Phần 1: giới thiệu tổng quan về những tiến bộ gần đây trong công nghệ sinh học và đóng góp của chúng cho khoa học thực phẩm.
- Phần 2: nghiên cứu tác động của việc biến đổi gen đối với thực phẩm chức năng.
- Phần 3: tìm hiểu về công nghệ sản xuất thực phẩm.
- Phần 4: cung cấp thông tin chi tiết về đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm.
- Phần 5:cập nhật các quan điểm hiện tại về các khía cạnh pháp lý, xã hội và quy định của công nghệ sinh học thực phẩm.