Cảnh báo sự thiếu hụt nhân lực ngành logistics

Sự thiếu hụt trầm trọng về nhu cầu nhân lực ngành logistics chất lượng cao.Chính sự thiếu hụt đó tạo nên rất nhiều tiềm năng và cơ hội phát triển cho sinh viên mới ra trường. Bởi vậy, 2005 có thể lựa chọn và theo học logistics để làm mũi tên định hướng cho tương lai. Hãy lựa chọn Cao đẳng Ngoại ngữ và Công nghệ Hà Nội làm trạm dừng chân lý tưởng nhé.

Nhân lực chưa đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp

Theo dự báo của Viện Nghiên cứu và Phát triển Logistics Việt Nam, đến năm 2030, nước ta cần bổ sung 2,2 triệu nhân lực ngành logistics. Trong đó, cần khoảng 200 nghìn nhân lực có bằng cấp chứng chỉ chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ và năng lực ngoại ngữ.

Nhu cầu nhân lực rất lớn, trong khi nguồn tuyển sinh và đào tạo từ các trường ở ngành này lại chưa cao. Mùa tuyển sinh năm 2023, nhiều trường đã mở và tuyển sinh ngành logistics và chuỗi cung ứng.

Nhìn chung, nguồn nhân lực hiện tại chưa đáp ứng được các nhu cầu hoạt động và phát triển logistics, đặc biệt thiếu chuyên viên logistics giỏi, có năng lực ứng dụng và triển khai dịch vụ này tại doanh nghiệp.

Với doanh nghiệp, việc tuyển dụng được lao động có kỹ năng, trình độ chuyên môn về cảng biển, logistics gặp nhiều khó khăn và mất thời gian hơn do số lượng ứng cử viên đáp ứng các yêu cầu đặt ra quá ít.

Các doanh nghiệp logistics đang đưa ra dự báo về ngành logistics trong tương lai. Ảnh: Getty Images
Sự thiếu hụt cả về chất và lượng với đội ngũ nhân lực ngành logistics

Đi đôi với việc thiếu về số lượng, do hầu hết người lao động chưa được đào tạo chuyên sâu, nên doanh nghiệp khi tuyển dụng phải mất từ 1 – 2 năm để đào tạo lại. Kéo theo chi phí đào tạo lớn mà nhân lực không đáp ứng được tối đa nhu cầu của nhà tuyển dụng.

Thiếu hụt nguồn nhân lực nên thời gian qua, các doanh nghiệp đăng ký kinh doanh hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ logistics, chủ yếu chỉ đóng vai trò là nhà cung cấp vệ tinh như cho thuê kho bãi, làm đại lý hải quan, hoặc một vài dịch vụ trong chuỗi giá trị dịch vụ logistics…

Minh chứng cho vấn đề trên là kết quả khảo sát của Công ty Nghiên cứu và tư vấn công nghiệp Việt Nam khi có từ 60% – 80% các doanh nghiệp được phỏng vấn cho rằng, năng lực của đội ngũ nhân lực logistics, bao gồm cả nhân lực trực tiếp và cán bộ quản lý chỉ ở mức trung bình thấp.

Nguyên nhân chính là do chưa có chiến lược bài bản mang tầm quốc gia về phát triển kinh tế biển gắn với vận tải biển. Một nguyên nhân nữa dẫn đến thực trạng này là do các kỹ năng mà lao động được đào tạo trong nhà trường chưa đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp. Quá trình đào tạo chưa gắn kết chặt chẽ với nhu cầu của thị trường lao động; trang thiết bị, cơ sở đào tạo chưa theo kịp sự thay đổi của máy móc, công nghệ hiện nay.

Chuỗi dịch vụ Logistics ở nước ta gồm những gì?
Ngành học tiềm năng với giàu cơ hội phát triển

Cơ hội việc làm rộng mở

Theo dự báo của Cục Hàng không Việt Nam, nhu cầu nhân lực ngành hàng không giai đoạn 2020 – 2025 là 58.000 lao động. Nhu cầu về nhân sự ngày càng tăng do sự phát triển về mạng lưới cảng hàng không và sự gia nhập của các hãng hàng không mới trong nước và quốc tế.

Bên cạnh vận tải hành khách phục vụ nhu cầu đi lại, du lịch thì vận tải hàng hóa bằng đường hàng không sẽ có xu hướng phát triển, một số tập đoàn lớn tại Việt Nam đang có chiến lược đầu tư vào lĩnh vực này. Vì vậy, sinh viên học các ngành liên quan tới hàng không, chẳng hạn như ngành Kinh tế Vận tải (chuyên ngành Kinh tế Hàng không; chuyên ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng…) sẽ có cơ hội nghề nghiệp rộng mở.

Xem thêm: Vai trò của logistics với nền kinh tế Tại đây

Ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng
Việt Nam là quốc gia có thế mạnh vượt trội để phát triển logistics

Đồng thời, Việt Nam là một trong 4 quốc gia của khu vực Đông Nam Á có tiềm năng phát triển cả cơ sở hạ tầng và hệ thống logistics (chỉ sau Singapore và Thái Lan). Hiện cả nước có 34 cảng biển, 296 bến cảng được công bố khai thác với tổng chiều dài khoảng 96km, công suất thông qua khoảng 750 triệu tấn/năm. 2 cảng biển loại đặc biệt là cảng Hải Phòng và Bà Rịa – Vũng Tàu, trong đó Bà Rịa – Vũng Tàu là địa phương duy nhất có 52 dự án cảng, đã đưa vào khai thác 26 dự án, công suất khoảng 76,5 triệu tấn/năm. Đây rõ ràng là cơ hội rất lớn về việc làm cho sinh viên theo học nhóm ngành này trong tương lai

Ngành logistics có tốc độ tăng trưởng nhanh (14 – 16%/năm). Với nhu cầu nhân lực ngành logistics lên tới 200 nghìn nhân lực chất lượng cao, trong khi nguồn cung cấp lao động cho ngành dịch vụ này mới chỉ đáp ứng được khoảng 40% nhu cầu cho các doanh nghiệp. Đây rõ ràng là cơ hội nhưng cũng là thách thức lớn cho bài toán nhân lực mà ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam (kinh tế biển) phải nhanh chóng khắc phục nếu muốn giá trị khai thác và tỷ trọng các ngành hàng kinh tế gia tăng.

Xem thêm: Giới thiệu ngành học logistics tại đây

Lựa chọn học cao đẳng logistics tại FTC

Đại dịch Covid 19 đã làm gián đoạn quá trình vận chuyển trong hoạt động xuất nhập khẩu giữa các nước. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, ngành này đã bước qua giai đoạn khó khăn nhất và đang dần phát triển lớn mạnh hơn trước. Nắm bắt cơ hội đó, ngành học Logistics được đưa vào chương trình đào tạo tại nhiều trường Cao đẳng, Đại học.

Trong đó, một gợi ý địa chỉ uy tín mà người học có thể lựa chọn theo học là Cao đẳng Ngoại ngữ và Công nghệ Hà Nội. Bởi những lý do dưới đây:

  • Chương trình học ứng dụng thực hành, chú trọng kết hợp đào tạo đa dạng các kỹ năng chuyên môn song song với kỹ năng mềm.
  • Giáo trình chuẩn quốc tế, được đổi mới update thường xuyên đáp ứng được nhu cầu thực tế hiện nay, luôn lắng nghe mong muốn của cả người học và các doanh nghiệp trong lĩnh vực logistics để thay đổi.
  • Cơ sở vật chất hiện đại, khang trang, đáp ứng đầy đủ nhu cầu dạy và học
  • Các nhân lực ngành logistics tương lai được tham gia các hoạt động trải nghiệm, thực học – thực hành và thực tập tại các doanh nghiệp
  • Cam kết giới thiệu 100% việc làm sau khi tốt nghiệp
Tuyển Sinh ngành Logistics Cao Đẳng chính quy xét học bạ từ 16.5 điểm
Đăng ký ngay ngành học logistics tại FTC

Khi tốt nghiệp, người học có thể đảm nhiệm các vị trí công việc sau:

  • Chuyên viên tại các tập đoàn, công ty trong và ngoài nước hoạt động trong lĩnh vực logistics, vận tải, kho hàng, kinh doanh xuất nhập khẩu, tư vấn kinh doanh, sản xuất, phân phối, thương mại, bảo hiểm.
  • Đảm nhận các vị trí nghiên cứu chính sách tại các Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công thương, Bộ Kế hoạch đầu tư…
  • Chuyên viên về xuất nhập khẩu, phụ trách kinh doanh trong thương mại quốc tế, vận tải ngoại thương, quản lý kho hàng, quản trị kho hàng, quản lý vận tải… tại các doanh nghiệp.
  • Công tác tại các doanh nghiệp làm dịch vụ logistics, doanh nghiệp làm dịch vụ vận tải đa phương thức nói riêng và các doanh nghiệp dịch vụ vận tải, giao nhận nói chung…
  • Các phòng ban nghiệp vụ phù hợp chuyên môn gồm: kế hoạch, khai thác, marketing, dịch vụ khách hàng, kinh doanh quốc tế, kho vận, cung ứng vật tư, kế toán…

Xem thêm: Cơ hội việc làm nhân lực ngành logistics tại đây